Độc nhất vô nhị ở miền Tây: Lò rèn 30 năm đỏ lửa trên sông

Ông Nguyễn Thanh Nhân (55 tuổi, ngụ tỉnh Hậu Giang), đã có gần 30 năm sống lênh đênh trên những con sông ở Cà Mau. Đó cũng là quãng thời gian vợ chồng ông Nhân gắn bó với nghề rèn dao trên chiếc ghe, rày đây mai đó trên khắp nẻo sông nước miền Tây.

Ngày ngày, trên chiếc ghe của vợ chồng ông Nhân, người ta đã quen tai với tiếng búa vang lên giữa dòng nước cùng ngọn lửa lò rèn rực cháy, tạo nên những lưỡi dao sắc bén phục vụ người dân. 

Nghề rèn trên sông, được xem là một nghề mang đậm nét độc văn hóa độc đáo của miền sông nước. Với những người theo nghề như vợ chồng ông Nhân, đó vừa là kế mưu sinh và cũng là câu chuyện về sự bền bỉ gắn liền cuộc đời họ với sông nước miền Tây.

Độc nhất vô nhị ở miền Tây: Lò rèn 30 năm đỏ lửa trên sông- Ảnh 1.

Vợ chồng ông Nhân mang theo dụng cụ của nghề rèn len lỏi khắp nơi trên sông ở tỉnh Cà Mau hành nghề. Nhiều năm hoạt động ở các tuyến sông, kênh ở đây, lò rèn di động của ông Nhân là địa chỉ uy tín của người dân địa phương.

ẢNH: G.B

Độc nhất vô nhị ở miền Tây: Lò rèn 30 năm đỏ lửa trên sông- Ảnh 2.

Một ngày tháng 3, lò rèn của ông Nhân đậu tại một đoạn sông ở xã Khánh Hải, H.Trần Văn Thời để làm dao cho khách.

ẢNH: G.B

Độc nhất vô nhị ở miền Tây: Lò rèn 30 năm đỏ lửa trên sông- Ảnh 3.

Trong không gian lò rèn rộng khoảng 8m vuông, mọi hoạt động chui rèn dao với nhiều dụng cụ, máy móc và sinh hoạt đều diễn ra ở đây.

ẢNH: G.B

Độc nhất vô nhị ở miền Tây: Lò rèn 30 năm đỏ lửa trên sông- Ảnh 4.

Theo ông Nhân, ông học nghề rèn hơn 30 năm trước ở H.Phụng Hiệp, Hậu Giang. Ngày còn trẻ ông đi làm thuê cho các lò rèn trong vùng, sau này lập gia đình thì mua ghe đi làm trên sông ở tỉnh Cà Mau. Mỗi năm ông xuống đây khoảng 3-4 lần, mỗi chuyến kéo dài vài tháng.

ẢNH: G.B

Độc nhất vô nhị ở miền Tây: Lò rèn 30 năm đỏ lửa trên sông- Ảnh 5.

Tại một điểm hẹn để làm dao cho khách, vợ ông Nhân là bà Trần Thị Thúy Phượng kéo diện nhờ một nhà quen để khởi động máy đập. "Ngày trước chồng tôi thuê nhân công làm cùng, từ khi có máy móc thì không cần nữa. Thấy chồng làm cực tôi đi theo phụ", bà Phượng nói.

ẢNH: G.B

Độc nhất vô nhị ở miền Tây: Lò rèn 30 năm đỏ lửa trên sông- Ảnh 6.

Để làm được một cây dao thành phẩm mới, ông Nhân mất hơn 1 tiếng đồng hồ với các công đoạn cắt nguyên liệu, đập tạo hình, mài, chui.

ẢNH: G.B

Độc nhất vô nhị ở miền Tây: Lò rèn 30 năm đỏ lửa trên sông- Ảnh 7.

Theo ông Nhân, tùy theo nhu cầu của khách hàng sẽ làm dao có kích thước khác nhau. "Nghề này quan trọng là mắt phải sáng để nhìn lửa, nhìn độ "chín" của dao, tất cả đều dựa vào kinh nghiệm chứ không có quy chuẩn nào", ông Nhân chia sẻ.

ẢNH: G.B

Độc nhất vô nhị ở miền Tây: Lò rèn 30 năm đỏ lửa trên sông- Ảnh 8.

Tùy theo vùng, người thợ sẽ làm ra các loại dao khác nhau. Ngoài làm dao, ông Nhân còn làm phản, búa, hoặc làm lại dụng cụ cũ. Tùy theo loại, dao cũ được làm lại có giá 30.000-60.000/cây; làm dao mới từ 120.000-500.000/cây.

ẢNH: G.B

Độc nhất vô nhị ở miền Tây: Lò rèn 30 năm đỏ lửa trên sông- Ảnh 9.

Ông Nhân đang mài dao, chuẩn bị giao cho khách hàng. Là người thợ lành nghề, ông Nhân luôn đặt uy tín lên hàng đầu, nhờ đó được khách tin tưởng. Mỗi tháng, sau khi trừ chi phí vợ chồng ông thu lợi nhuận hơn 10 triệu đồng.

ẢNH: G.B

Độc nhất vô nhị ở miền Tây: Lò rèn 30 năm đỏ lửa trên sông- Ảnh 10.

Là khách quen lâu năm, anh Trịnh Đình Tửu (ngụ xã Khánh Hải, H.Trần Văn Thời) đợi ông Nhân hơn một tháng để đem rèn dao. "Chú Nhân làm dao rất tốt, đẹp, bén, lại chất lượng. Ở xóm này hầu như ai cũng đợi chú tới làm", anh Tửu cho hay.

ẢNH: G.B

Thời tiết

Văn hóa

Giải trí

Thể thao