Sau đây là một số cách uống nước mía tốt cho sức khỏe, theo trang Times of Indian (Ấn Độ).
Cẩn thận về lượng nước mía
Trong 200 ml nước mía có khoảng 43 g đường, có thể vượt quá giới hạn với một người dùng hằng ngày. Do đó, nên uống 100 ml hoặc nửa cốc mỗi ngày. Uống nước mía với lượng vừa phải sẽ không gây tăng lượng đường không mong muốn hoặc tăng cân. Bạn cũng có thể dùng nước mía với bữa ăn giàu chất xơ, nhằm giúp làm chậm quá trình hấp thụ đường và duy trì lượng đường trong máu ở mức kiểm soát.

Nước mía là một trong những đồ uống giải khát quen thuộc với nhiều người
Ảnh: AI
Tránh thêm đồ ngọt
Nước mía vốn đã ngọt, vì vậy việc thêm trái cây ngọt như xoài có thể làm tăng chỉ số đường huyết. Điều này có thể dẫn đến lượng calo tiêu thụ quá mức và lượng đường trong máu tăng nhanh. Vì vậy, hãy uống nước mía ở dạng nguyên chất hoặc bạn có thể trộn với bạc hà, chanh, tắc... để có thêm hương vị và lợi ích cho sức khỏe.
Đúng thời điểm
Thời điểm bạn uống nước mía cũng không kém phần quan trọng. Theo các chuyên gia, nên uống nước mía vào giữa ngày khi cơ thể bạn cần năng lượng tối đa. Không uống khi bụng đói hoặc vào buổi tối vì có thể dẫn đến lượng glucose tăng đột ngột và thậm chí là khó tiêu. Bạn cũng có thể dùng nước mía cùng với đồ ăn nhẹ giàu protein như các loại hạt và sữa chua để ổn định lượng đường trong máu.
Nếu không muốn bị thận, đừng bỏ qua 5 thói quen này!
Hãy ghi nhớ vấn đề vệ sinh
Những người bán nước mía ven đường không phải lúc nào cũng xem trọng vấn đề vệ sinh. Do đó, nước mía được bán có thể bị nhiễm bẩn. Luôn quan tâm đến việc chế biến nước mía tươi trong điều kiện sạch sẽ để bạn không bị ngộ độc.
Chú ý hoạt động thể chất
Hãy tham gia các hoạt động như đi bộ, yoga, tập thể dục để tiêu hao lượng calo dư thừa mỗi ngày. Ngoài ra, uống nhiều nước và có chế độ ăn uống cân bằng để giảm thiểu tác động tổng thể của lượng đường lên cơ thể bạn.