Kế hoạch xây lò phản ứng hạt nhân trên mặt trăng nằm trong một bài thuyết trình do ông Pei Zhaoyu (Bùi Triệu Vũ) trình bày hôm nay 23.4, theo Reuters. Ông là kỹ sư trưởng của sứ mệnh Hằng Nga 8 của Trung Quốc dự kiến thực hiện vào năm 2028.
Bài thuyết trình cho thấy nguồn cung cấp năng lượng của ILRS cũng có thể phụ thuộc vào các mảng năng lượng mặt trời quy mô lớn, sẽ được xây dựng trên bề mặt của mặt trăng.

Tàu thăm dò Hằng Nga 4 của Trung Quốc trên mặt trăng
Ảnh: CNSA
Sứ mệnh Hằng Nga 8 của Trung Quốc nhằm đặt nền móng cho việc xây dựng một căn cứ có người ở lâu dài trên mặt trăng. Nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang hướng tới mục tiêu trở thành cường quốc vũ trụ và đưa phi hành gia lên mặt trăng vào năm 2030.
Ông Wu Weiren (Ngô Vĩ Nhân), thành viên của Viện hàn lâm kỹ thuật Trung Quốc và là nhà thiết kế chính của Dự án Thám hiểm mặt trăng, hồi năm ngoái cho hay "mô hình cơ bản" của ILRS, với cực nam của mặt trăng là lõi, sẽ được xây dựng vào năm 2035.
Các cuộc phóng tàu thăm dò mặt trăng mang tên Hằng Nga của Trung Quốc là một phần của giai đoạn xây dựng cho "mô hình cơ bản" do ông Ngô vạch ra.
Trong tương lai, Trung Quốc sẽ tạo ra "Dự án 555", mời 50 quốc gia, 500 tổ chức nghiên cứu khoa học quốc tế và 5.000 nhà nghiên cứu ở nước ngoài tham gia ILRS, theo Reuters.
Cũng trong hôm nay, Đài truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV) đưa tin Trung Quốc sẽ phóng tàu vũ trụ Thần Châu-20, đưa ba phi hành gia lên trạm không gian Thiên Cung của nước này vào lúc 17 giờ 17 phút ngày 24.4 (giờ Trung Quốc). Mục đích chính của sứ mệnh này là hoàn thành vòng quay trên quỹ đạo với phi hành đoàn tàu vũ trụ Thần Châu-19, dự kiến sẽ quay trở lại địa điểm hạ cánh ở miền bắc Trung Quốc vào ngày 29.4, theo CCTV.