Các đơn vị trực thuộc EVN sẽ thế nào sau tinh gọn?

Theo đó, đối với bộ máy tham mưu, giúp việc tại EVN, sẽ giảm 5 ban, còn lại 16 ban/văn phòng.

Cụ thể, kết thúc hoạt động Ban Chiến lược phát triển, chuyển các chức năng, nhiệm vụ về chiến lược phát triển sang Ban Kế hoạch; về quản trị rủi ro sang Ban Kiểm toán nội bộ và Giám sát tài chính; về chuyển dịch năng lượng sang Ban Môi trường và Phát triển bền vững (thành lập mới)…

Kết thúc hoạt động Ban Quản lý đầu tư vốn, chuyển các chức năng, nhiệm vụ một số bộ phận về Ban Tài chính kế toán và Ban Kế hoạch; Kết thúc hoạt động Ban Thị trường điện, chuyển các chức năng, nhiệm vụ sang Ban Kỹ thuật và An toàn, mua bán điện sang Ban Kinh doanh và Mua bán điện.

Thành lập Ban Quản lý đầu tư xây dựng; Ban Kỹ thuật và An toàn; Ban Kinh doanh và mua bán điện và bổ sung chức năng, nhiệm vụ liên quan đến hợp đồng mua bán điện. Thành lập Ban Khoa học Công nghệ và Chuyển đổi số, trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của Ban Khoa học công nghệ và Môi trường (không bao gồm chức năng, nhiệm vụ về môi trường) và Ban Viễn thông và Công nghệ thông tin, bổ sung thêm chức năng, nhiệm vụ về đổi mới sáng tạo. Thành lập Ban Môi trường và Phát triển bền vững, trên cơ sở tiếp nhận chức năng, nhiệm vụ từ Ban Khoa học công nghệ và Môi trường, Ban Kinh doanh, Ban Chiến lược phát triển.

Các đơn vị trực thuộc EVN sẽ thế nào sau tinh gọn?- Ảnh 1.

Tập đoàn Điện lực Việt Nam giảm 5 ban sau sắp xếp, tinh gọn

ẢNH: Đ.N.T

Ban Truyền thông tiếp nhận chức năng, nhiệm vụ về xây dựng văn hóa doanh nghiệp từ Ban Tổ chức và nhân sự, đổi tên thành Ban Truyền thông và Văn hóa doanh nghiệp; Ban Kiểm toán nội bộ và Giám sát tài chính tiếp nhận chức năng nhiệm vụ về quản trị rủi ro từ Ban Chiến lược phát triển...

Đối với các đơn vị trong Công ty Mẹ - EVN, kết thúc hoạt động Trung tâm Dịch vụ sửa chữa EVN (EVNPSC) và Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng và công nghệ EVN (EVNCTI). Chuyển chức năng nhiệm vụ 2 đơn vị này về các ban/văn phòng EVN và các đơn vị khác.

Với 5 tổng công ty điện điện lực, theo Nghị quyết này, sẽ được tổ chức theo mô hình 2 cấp gồm các tổng công ty và điện lực trực thuộc. Trong đó, các tổng công ty điện lực miền phải kịp thời sáp nhập các công ty điện lực tỉnh, thành phố đồng bộ với việc sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, đảm bảo khi đơn vị hành chính cấp tỉnh mới ra đời, công ty điện lực mới phải hoạt động được ngay, không để gián đoạn (dự kiến từ 1.7.2025 theo chỉ đạo của Trung ương); đồng thời kết thúc hoạt động điện lực cấp huyện.

Tổng công ty Điện lực TP.Hà Nội: Kịp thời tổ chức lại các công ty điện lực cấp quận/huyện, đồng bộ với kết thúc hoạt động của đơn vị hành chính cấp huyện.

Tổng công ty Điện lực TP.HCM: Chủ động phối hợp với Tổng công ty Điện lực miền Nam về phương án tiếp nhận các công ty điện lực tỉnh đồng bộ với đơn vị hành chính mới của TP.HCM; tổ chức lại công ty điện lực cấp quận/huyện đồng bộ với kết thúc hoạt động của đơn vị hành chính cấp huyện. Nghị quyết cũng nhấn mạnh việc sắp xếp phải đảm bảo kịp thời, khi đơn vị hành chính cấp tỉnh/thành phố mới ra đời, tổng công ty, công ty điện lực mới phải hoạt động được ngay, không để gián đoạn (dự kiến từ 1.7.2025 theo chỉ đạo của Trung ương).

Ngoài ra, Nghị quyết cũng giao cho EVN chỉ đạo các tổng công ty điện lực đôn đốc Bộ Tài chính về việc sắp xếp các Công ty TNHH một thành viên điện lực; hoàn thiện đề án sắp xếp, tinh gọn bộ máy đơn vị theo định hướng...


Thời tiết

Văn hóa

Giải trí

Thể thao