Người Hà Nội 'đội rét', mang đào quất đi tảo mộ, mời gia tiên về ăn tết

Tảo mộ dịp cuối năm là một nét đẹp trong văn hóa Việt Nam. Phong tục này không chỉ thể hiện lòng hiếu kính với tổ tiên mà còn là dịp để gia đình sum họp, cùng nhau ôn lại truyền thống và nhắc nhở con cháu về đạo lý "chim có tổ, người có tông".

Người Hà Nội 'đội rét', mang đào quất đi tảo mộ, mời gia tiên về ăn tết- Ảnh 1.

Chị Nguyễn Ngọc Trâm (31 tuổi, bìa trái) cùng người thân mang lễ đến nghĩa trang tảo mộ

ẢNH: ĐÌNH HUY

Theo ghi nhận của Thanh Niên ngày 18.1, hàng trăm người dân đã có mặt tại nghĩa trang Lạc Hồng Viên (TP.Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình) tảo mộ, tưởng nhớ những người đã khuất. Để có mặt tại nghĩa trang từ sáng sớm, người dân phải chuẩn bị phần lễ ở nhà gồm hoa quả, tiền vàng, bánh kẹo…

Vượt quãng đường khoảng 60 km từ Ngọc Thụy (Q.Long Biên, Hà Nội) để đến nghĩa trang, bà Hà Thị Chiến (71 tuổi) cho biết, mỗi năm, gia đình bà sẽ lên phần mộ người thân ít nhất 4 lần vào ngày thanh minh, tết và các ngày giỗ. Năm nay, tháng chạp ít ngày hơn mọi năm nên gia đình đã sắp xếp thời gian, công việc để lên viếng mộ mời người đã khuất về đón tết sớm.

Bà Chiến dẫn theo các con, các cháu và mong rằng đó sẽ thành nếp sống. Sau này khi bà khuất núi, con cháu sẽ nối tiếp việc mà bà đã từng làm. Cuối năm, nhớ đến tổ tiên, ông bà.

Người Hà Nội 'đội rét', mang đào quất đi tảo mộ, mời gia tiên về ăn tết- Ảnh 2.

Những mâm cỗ được thành kính dâng lên gia tiên

ẢNH: ĐÌNH HUY

Cách mộ phần nhà bà Chiến không xa, gia đình chị Hạnh (48 tuổi, trú Q.Ba Đình, Hà Nội) cùng nhau lên mộ bố mẹ lau chùi, dọn dẹp, trồng thêm cây cảnh, mời các cụ về ăn tết sớm. Các thành viên trong gia đình, người tay xách đồ lễ, vài người cháu bê theo chậu quất chuẩn bị từ trước để trang trí phần mộ của ông bà.

Chị Hạnh cũng không quên mua bánh đậu xanh đi thắp hương bởi đây đều là những thứ mà khi bố mẹ chị khi còn sống rất thích.

"Gia đình tôi luôn cố gắng giữ phong tục thăm, dọn mộ cuối năm dù công việc bận rộn. Không đi hết được cả nhà thì sẽ có 4 - 5 người đại diện. Cuối năm đến đây dâng hương nhớ về cha mẹ khiến chị em chúng tôi ai nấy đều xúc động, nghẹn ngào", chị Hạnh bày tỏ.

Đại đức Thích Trí Thịnh, Phó trưởng ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Hòa Bình, Trụ trì chùa Kim Sơn Lạc Hồng, cho biết tục tảo mộ đối với người Việt đã có từ rất lâu. Hàng năm khi tết đến xuân về, các gia đình về nơi mộ phần dòng tộc của mình ở quê hoặc ở nơi nào đó có người thân đã được an táng để thực hiện việc này.

Tại đây, con cháu sẽ dọn dẹp, sửa sang lại mộ phần, quét dọn, phát cỏ cây, sơn sửa lại sau thời gian dài không lên thăm. Tục tảo mộ thể hiện tấm lòng hiếu thảo của con cháu khi trở về quê hương hay các nơi an táng sau thời gian dài đi làm ăn hoặc không về được.

Người Hà Nội 'đội rét', mang đào quất đi tảo mộ, mời gia tiên về ăn tết- Ảnh 3.

3 thế hệ trong một gia đình đến tảo mộ, thắp hương mời gia tiên "về" ăn tết

ẢNH: ĐÌNH HUY

Người Hà Nội 'đội rét', mang đào quất đi tảo mộ, mời gia tiên về ăn tết- Ảnh 4.
Người Hà Nội 'đội rét', mang đào quất đi tảo mộ, mời gia tiên về ăn tết- Ảnh 5.
Người Hà Nội 'đội rét', mang đào quất đi tảo mộ, mời gia tiên về ăn tết- Ảnh 6.

Những chậu cây cảnh, bông hoa thơm được người dân chuẩn bị kỹ càng để mang đến phần mộ gia tiên

ẢNH: ĐÌNH HUY

Người Hà Nội 'đội rét', mang đào quất đi tảo mộ, mời gia tiên về ăn tết- Ảnh 7.

Con cháu dọn dẹp, sửa sang lại mộ phần, quét dọn, phát cỏ cây, sơn sửa lại sau thời gian dài không lên thăm

ẢNH: ĐÌNH HUY

Người Hà Nội 'đội rét', mang đào quất đi tảo mộ, mời gia tiên về ăn tết- Ảnh 8.
Người Hà Nội 'đội rét', mang đào quất đi tảo mộ, mời gia tiên về ăn tết- Ảnh 9.
Người Hà Nội 'đội rét', mang đào quất đi tảo mộ, mời gia tiên về ăn tết- Ảnh 10.

Một gia đình sắp cỗ để cúng tại phần mộ gia tiên

ẢNH: ĐÌNH HUY

Người Hà Nội 'đội rét', mang đào quất đi tảo mộ, mời gia tiên về ăn tết- Ảnh 11.

Tảo mộ cuối năm là nét đẹp của mỗi gia đình Việt

ẢNH: ĐÌNH HUY

Thời tiết

Văn hóa

Giải trí

Thể thao