Láng giềng gần lại thân ái

Giống như các láng giềng ở Nam Á, Sri Lanka lâu nay luôn là đối tượng của cuộc ganh đua ảnh hưởng quyết liệt giữa Ấn Độ và Trung Quốc.

 - Ảnh 1.

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi thăm Sri Lanka hôm 5.4.2025

Ảnh: Reuters

Dù chấm dứt thời kỳ "thân Trung, sơ Ấn", nhưng Tổng thống Anura Kumara Dissanayake cũng không thể theo đuổi chính sách "thân Ấn, sơ Trung" bởi Trung Quốc là chủ nợ lớn nhất của Sri Lanka và cho đến nay đã hiện diện trực tiếp rất rõ ràng và khá vững chắc ở nước này về kinh tế và thương mại. Phe cánh chính trị thân Trung Quốc ở Sri Lanka vẫn còn rất mạnh.

Ấn Độ hiện có cơ hội xoay chuyển cục diện và tình thế ở Sri Lanka. Sau thay đổi chính quyền ở quần đảo Maldives và ở Bangladesh gây bất lợi lớn cho Ấn Độ, trong khi có lợi nhiều cho Trung Quốc. Vì thế, việc chinh phục lại Sri Lanka có ý nghĩa quan trọng đặc biệt đối với Ấn Độ.

Những con chủ bài của ông Modi trong việc thực hiện mục tiêu trên là thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế và thương mại song phương, tăng cường đầu tư trực tiếp và giúp Sri Lanka giải quyết vấn đề nợ nước ngoài, cụ thể trước hết ở đây là nợ Trung Quốc. Trên phương diện này, Thủ tướng Modi giờ sử dụng chính cách thức Trung Quốc đã sử dụng để chinh phục Sri Lanka.

Không chỉ vậy, ông Modi còn có 2 át chủ bài khác mà Trung Quốc hiện chưa có được. Thứ nhất, ông Modi đã thành công với việc ký kết thỏa thuận hợp tác quốc phòng giữa Ấn Độ và Sri Lanka, mở ra bình diện và cấp độ mới trong quan hệ hợp tác song phương. Thứ hai, ông Modi kéo được UAE vào hợp tác ba bên với Sri Lanka về năng lượng. Cả hai át chủ bài trên làm quan hệ giữa láng giềng gần thêm ổn định và bền chặt.

Thời tiết

Văn hóa

Giải trí

Thể thao