Ngày mới với tin tức sức khỏe: Gan bất ổn sẽ xuất hiện các triệu chứng sau

Bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe, bạn đọc còn có thể xem thêm các bài viết: Thực hư việc cắn móng tay có thể gây mắc bệnh tim mạch; Đại học Harvard tìm ra cách uống cà phê tốt nhất để tránh bệnh tiểu đường; Người mắc bệnh tim mạch nên kiểm tra sức khỏe bao lâu một lần?...

3 triệu chứng kéo dài cảnh báo bệnh gan

Bệnh gan nếu không điều trị có thể dẫn đến suy gan. Nhiều trường hợp mắc bệnh gan nhưng không hay biết, khiến bệnh âm thầm tiến triển. Tuy nhiên, cơ thể sẽ xuất hiện một số dấu hiệu bất thường.

Có nhiều loại bệnh gan khác nhau. Một số có thể điều trị bằng cách thay đổi chế độ ăn uống và lối sống, trong khi số khác cần phải dùng thuốc trong thời gian dài.

Ngày mới với tin tức sức khỏe

Bệnh gan có thể gây đau bụng ở vị trí phía trên, bên phải của bụng

ẢNH: AI

Gan là một trong những cơ quan thực hiện nhiều chức năng nhất trên cơ thể, từ giải độc, chuyển hóa dinh dưỡng, hỗ trợ tiêu hóa và tổng hợp một số protein quan trọng. Các bệnh về gan sẽ khiến chức năng gan bị suy yếu, thậm chí đe dọa tính mạng. Những bệnh gan phổ biến là viêm gan, gan nhiễm mỡ, xơ gan, suy gan hay ung thư gan.

Khi gan có vấn đề, cơ thể sẽ xuất hiện những dấu hiệu sau:

Mệt mỏi, suy nhược kéo dài. Gan có vấn đề sẽ khiến chất độc có hại tích tụ trong cơ thể gây viêm nhiễm, khó ngủ. Hệ quả là khiến cơ thể cảm thấy mệt mỏi, suy nhược kéo dài. Tình trạng này vẫn xảy ra dù đã dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi và không vận động gì nhiều.

Các nguyên nhân thường gặp gây viêm gan là nhiễm virus, ký sinh trùng, ăn thực phẩm hay uống nước bẩn. Nếu không can thiệp, gan có thể bị tổn thương vĩnh viễn. Mệt mỏi do viêm gan thường kèm theo các triệu chứng như ngứa da, vàng da, vàng mắt, đau hoặc tức vùng hạ sườn phải. Nội dung tiếp theo của bài viết này sẽ có trên trang sức khỏe ngày 12.2.

Đại học Harvard tìm ra cách uống cà phê tốt nhất để tránh bệnh tiểu đường

Nghiên cứu mới vừa được công bố trên tạp chí y sinh American Journal of Clinical Nutrition đã tìm ra cách uống cà phê hoàn hảo để giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2.

Các nhà khoa học từ Trường Y tế Công cộng Harvard T.H. Chan danh tiếng của Mỹ đã xem xét lượng cà phê tiêu thụ của gần 290.000 người tham gia.

Những người tham gia đã báo cáo về lượng cà phê tiêu thụ 4 năm một lần thông qua bảng câu hỏi về chế độ ăn uống.

Ngày mới với tin tức sức khỏe: Gan bất ổn sẽ xuất hiện các triệu chứng sau- Ảnh 2.

Mỗi tách cà phê không đường hoặc pha với sữa không đường hằng ngày đều giúp giảm 10% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2

Ảnh: AI

Họ cũng báo cáo tình trạng sức khỏe của mình 2 năm một lần, gồm cả có mắc bệnh tiểu đường loại 2 hay không.

Nghiên cứu nhằm mục đích tìm hiểu xem các chất phụ gia thêm vào cà phê như đường, sữa, chất tạo ngọt nhân tạo và chất làm trắng không phải từ sữa - có ảnh hưởng đến khả năng chống bệnh tiểu đường loại 2 của cà phê hay không.

Có tới 60% số người tham gia thêm chất phụ gia vào cà phê của họ mỗi ngày, trong đó có 42% thêm đường.

Trong thời gian theo dõi 34 năm, đã có 13.281 người mắc bệnh tiểu đường loại 2.

Kết quả đã phát hiện mỗi tách cà phê không đường hoặc pha với sữa không đường hằng ngày đều giúp giảm 10% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2.

Đáng chú ý, khi thêm chỉ 1 muỗng cà phê đường vào tách cà phê thì lợi ích này giảm đáng kể còn 5%. Nội dung tiếp theo của bài viết này sẽ có trên trang sức khỏe ngày 12.2.

Người mắc bệnh tim mạch nên kiểm tra sức khỏe bao lâu một lần?

Bệnh tim mạch nguy hiểm vì nhiều lý do, chủ yếu là ảnh hưởng trực tiếp đến tim và tuần hoàn máu. Hệ quả có thể dẫn đến biến chứng nghiêm trọng, thậm chí tử vong. Theo dõi dấu hiệu sức khỏe bất thường là rất quan trọng.

Người có bệnh tim cần thường xuyên theo dõi và khám sức khỏe định kỳ theo khuyến cáo bác sĩ. Tần suất khám định kỳ phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh và tình trạng sức khỏe tổng quát.

Ngày mới với tin tức sức khỏe: Gan bất ổn sẽ xuất hiện các triệu chứng sau- Ảnh 3.

Tùy theo mức độ nghiêm trọng của bệnh tim mạch mà người mắc có thể cần khám định kỳ 3 đến 12 tháng/lần

ẢNH: AI

Những người có nguy cơ cao hoặc mắc bệnh tim mạch nghiêm trọng cần khám bác sĩ ít nhất 3-6 tháng/lần. Đó là những người bị suy tim, bệnh động mạch vành, từng trải qua phẫu thuật tim hoặc đặt stent. Tùy trường hợp mà bác sĩ sẽ yêu cầu xét nghiệm máu để kiểm tra cholesterol và đường huyết, điện tâm đồ hay siêu âm tim.

Với những người mắc bệnh tim mạch nhưng nguy cơ chỉ ở mức trung bình thì cần kiểm tra định kỳ 6-12 tháng/lần. Họ cần kiểm soát tốt huyết áp và nồng độ cholesterol trong máu. Bác sĩ thường sẽ theo dõi các chỉ số quan trọng như huyết áp, nhịp tim, chức năng tim và mức cholesterol.

Những người dù có tiền sử mắc bệnh tim mạch nhưng lại không có triệu chứng nghiêm trọng thì cần cần kiểm tra sức khỏe định kỳ 1 lần/năm. Đây là những người có sức khỏe ổn định. Tuy nhiên, nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào như đau ngực, khó thở, mệt mỏi kéo dài hoặc phù chân thì cần đi khám ngay lập tức. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này bạn nhé!

Thời tiết

Văn hóa

Giải trí

Thể thao