Hơn 4 giờ căng thẳng cứu người đàn ông 'ho ra máu sét đánh'

Ngay khi tiếp nhận, ê kíp bác sĩ gồm các chuyên khoa Cấp cứu, Nội hô hấp (Bệnh viện đa khoa Xuyên Á, TP.HCM) đã tiến hành kiểm tra lâm sàng. Ghi nhận cho thấy, tình trạng bệnh nhân còn tỉnh, tuy nhiên mệt, thở yếu và ho ra máu đỏ bầm thêm vài ml. Khai thác bệnh sử, người nhà cho biết bệnh nhân còn có tiền sử lao phổi tái phát kèm theo bệnh lý đái tháo đường loại 2, tăng huyết áp. Trong lúc nghỉ ngơi thì ông H. bất ngờ bị ho ra hơn 200ml máu.

Ngày 12.2, bác sĩ Ngụy Ngọc Hoàng Oanh (Khoa Nội hô hấp, Bệnh viện đa khoa Xuyên Á) cho biết, sau khi tiếp nhận, các bác sĩ tiêm cầm máu cho bệnh nhân, hỗ trợ thở oxy để hồi sức và thực hiện các chỉ định cận lâm sàng khẩn. Qua phim chụp scan ngực cho thấy hình ảnh tổn thương bóng mờ phân thùy B1-2 phổi trái, nghi ngờ lao phổi bội nhiễm và giãn, tăng sinh động mạch phế quản hai bên kèm có tụ dịch nhầy trong lòng phế quản gốc và các phế quản thùy dưới phổi phải. Đồng thời kết quả xét nghiệm máu cũng cho thấy bệnh nhân bị thiếu máu mức độ nặng.

Trong quá trình các bác sĩ hội chẩn, bệnh nhân lại tiếp tục ho ra máu đỏ tươi khoảng 100ml, chuyển biến mệt hơn, xanh xao, nồng độ oxy trong máu giảm. Kết quả chụp X-quang phổi tại giường ghi nhận bệnh nhân có tổn thương ở 2 đỉnh phổi nhiều, thiếu máu nặng hơn nên các bác sĩ thống nhất phương án can thiệp mạch đồng thời truyền 1 đơn vị hồng cầu lắng, hồi sức nội khoa cho bệnh nhân. Sau đó, bệnh nhân được chuyển lên phòng can thiệp mạch để thực hiện phương pháp nút động mạch phế quản dưới hướng dẫn của hệ thống chụp mạch máu xóa nền DSA xử trí tắc nút động mạch phế quản hai bên để kiểm soát và chấm dứt tình trạng ho ra máu.

Sau hơn 4 giờ đồng hồ, ca can thiệp đã thành công, tình trạng ho ra máu của bệnh nhân được kiểm soát. Bệnh nhân đã phục hồi, đáp ứng tốt, có thể tự ăn uống, sinh hoạt bình thường như trước và được xuất viện sau 5 ngày điều trị.

Hơn 4 giờ căng thẳng cứu người đàn ông 'ho ra máu sét đánh'- Ảnh 1.

Các bác sĩ trong quá trình can thiệp cứu bệnh nhân

ẢNH: BVCC

Cách xử trí hiệu quả khi phát hiện ho ra máu và những điều cần lưu ý ngay lập tức

Bác sĩ Oanh cho biết, khi phát hiện một người có tình trạng ho ra máu, người nhà hay những người xung quanh nên ổn định tư thế cho bệnh nhân, cho bệnh nhân nằm nghỉ tuyệt đối, tránh vận động, đi lại. Sau đó, đưa bệnh nhân đến ngay bệnh viện hoặc cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và cấp cứu cầm máu kịp thời.

"Những trường hợp “ho ra máu sét đánh” (ho ra máu lượng nhiều, đột ngột) như bệnh nhân này, nếu không được cấp cứu kịp thời sẽ dễ tử vong do suy hô hấp và mất máu”, bác sĩ Oanh cho hay.

Theo bác sĩ Oanh, việc điều trị ho ra máu bằng thuyên tắc động mạch phế quản là phương pháp điều trị nội mạch có nhiều ưu điểm như ít xâm lấn, cầm máu ngay lập tức, mang lại hiệu quả điều trị cao và lâu dài, giúp người bệnh phục hồi nhanh chóng. Phương pháp này cũng đã giúp điều trị thành công cho rất nhiều bệnh nhân, chấm dứt những cơn ho ra máu kéo dài, nâng cao chất lượng sống và tiết kiệm chi phí điều trị cho người bệnh.

Thời tiết

Văn hóa

Giải trí

Thể thao