Chú ý các yếu tố loãng xương khi phẫu thuật chấn thương chỉnh hình cho người lớn tuổi

Người lớn tuổi có nhiều yếu tố, nguy cơ như té ngã, loãng xương, thoái hóa… Do đó, đây là đối tượng có tỷ lệ gãy vùng mấu chuyển xương đùi cao nhất (hơn 90%). Ở người trẻ, tình trạng này xảy ra trong các trường hợp chấn thương mạnh như ngã cao, va chạm do tai nạn giao thông, tai nạn lao động

Gãy liên mấu chuyển xương đùi nếu không điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng và có thể ảnh hưởng tính mạng, đặc biệt đối với bệnh nhân già yếu. Tỷ lệ tử vong lên đến 20-30% trong năm đầu sau chấn thương nếu không điều trị.

loãng xương

Thượng tá, tiến sĩ - bác sĩ Phan Đình Mừng, Phó giám đốc Bệnh viện Quân y 175, Giám đốc Viện CTCH, Bệnh viện Quân y 175, phát biểu tại phần khai mạc hội thảo

ẢNH: NHƯ QUYÊN

Theo đó, hội thảo bàn sâu về phương pháp phẫu thuật kết hợp xương vùng mấu chuyển bằng đinh nội tủy với nhiều ưu điểm như: Phục hồi tốt hình dáng sau phẫu thuật, người bệnh vận động sớm, thời gian phục hồi nhanh, kết hợp xương bên trong vững chắc, vết mổ nhỏ, ít mất máu, không làm tổn thương thêm phần mềm, giảm tối đa nguy cơ nhiễm trùng, nhanh liền xương..

“Điểm nhấn của đợt tập huấn lần này là tập trung sâu về một loại kỹ thuật kết hợp xương vùng mấu chuyển, tạo cơ hội thực hành trên xương nhân tạo và xem mổ thị phạm trực tiếp tại nhà mổ bệnh viện. Các bác sĩ Viện CTCH, Bệnh viện Quân y 175 cũng tự tin có thể thực hiện tốt kỹ thuật này”, thượng tá, tiến sĩ - bác sĩ Phan Đình Mừng, Phó giám đốc Bệnh viện Quân y 175, Giám đốc Viện CTCH, Bệnh viện Quân y 175 phát biểu tại phần khai mạc.

Đối với các bệnh nhân lớn tuổi, các bác sĩ tại hội thảo đặc biệt nhấn mạnh tầm quan trọng của việc kiểm soát loãng xương trước, trong, sau phẫu thuật CTCH, cần thiết tầm soát loãng xương, nguy cơ loãng xương.

Chú ý các yếu tố loãng xương khi phẫu thuật chấn thương chỉnh hình cho người lớn tuổi- Ảnh 2.

Các bác sĩ thực hành nắn chỉnh xương và các kỹ thuật kết hợp xương vùng mấu chuyển trên mô hình xương nhân tạo

ẢNH: BVCC

“Khi có một chỗ bị loãng xương, đây chính là hồi chuông cảnh báo cho tình trạng loãng xương ở các vị trí khác, nhất là nếu hình thái gãy xương không tương xứng với lực ngã. Ở các trường hợp bệnh nhân phẫu thuật CTCH bị loãng xương, cơ hội lành sẽ kém hơn so với người bình thường khác”, tiến sĩ - bác sĩ Phan Đình Mừng nói thêm.

Trong phiên báo cáo của bác sĩ chuyên khoa 2 Nguyễn Văn Bình, Phụ trách Chủ nhiệm khoa Chi trên Viện CTCH Bệnh viện Quân y 175, cũng nêu lên vấn đề loãng xương trong "Điều trị gãy kín đầu trên xương cánh tay kết xương nẹp vít khóa đa hướng". Theo đó, đối với các trường hợp loãng xương, việc áp dụng kỹ thuật cố định nẹp vít là khá khó khăn. Do đó ở các bệnh nhân 70-80 tuổi, khả năng lành xương kém, các bác sĩ cho biết không nên áp dụng kỹ thuật kết xương nẹp khóa đa hướng.

Như vậy, yếu tố loãng xương ảnh hưởng nhiều tới việc lựa chọn kỹ thuật phẫu thuật, điều trị CTCH. Vì thế, bên cạnh các tiến bộ, không ngừng nâng cao về mặt kỹ thuật, việc quan tâm tới các bệnh lý nền của bệnh nhân, nhất là bệnh nhân lớn tuổi, là rất quan trọng để đạt được kết quả tốt, lâu dài trong điều trị CTCH.

Hội thảo diễn ra với cả 2 hình thức trực tiếp và trực tuyến, với sự tham gia của nhiều chuyên gia đầu ngành Bệnh viện Quân y 175, Bệnh viện Chợ Rẫy

Thời tiết

Văn hóa

Giải trí

Thể thao