Trung Quốc đồng ý chia sẻ mẫu đá mặt trăng với Mỹ và 5 nước khác

CNSA hôm 25.4 thông báo rằng họ sẽ chia sẻ các mẫu đá được tàu thăm dò mặt trăng Hằng Nga-5 của Trung Quốc mang về trái đất với Đại học Brown và Đại học Stony Brook ở Mỹ, theo tờ South China Morning Post tối 24.4.

Tuy nhiên, hai đại học này cần có sự cho phép đặc biệt từ Quốc hội Mỹ để nhận các mẫu đá mặt trăng từ Trung Quốc. Hiện chưa có thông tin về phản ứng của phía Mỹ đối với thông báo từ CNSA.

Trung Quốc đồng ý chia sẻ mẫu đá mặt trăng với Mỹ và 5 nước khác- Ảnh 1.

Tàu thăm dò mặt trăng Hằng Nga-5 của Trung Quốc đã mang mẫu vật về trái đất vào năm 2020

Ảnh: Reuters

Ngoài hai trường đại học Mỹ nói trên, CNSA cũng sẽ chia sẻ các mẫu đá mặt trăng cho Đại học Cologne ở Đức, Đại học Osaka ở Nhật Bản, Đại học Mở ở Anh, Viện Vật lý Hành tinh Paris của Pháp và cơ quan vũ trụ quốc gia của Pakistan.

CNSA đã nhận được đơn xin mượn đá mặt trăng từ 11 quốc gia và ông Shan Zhongde (Thiện Trung Đức), đứng đầu CNSA, nhấn mạnh Trung Quốc sẽ tiếp tục chấp nhận các đề nghị mượn đá mặt trăng để nghiên cứu.

"Chương trình thám hiểm mặt trăng của Trung Quốc luôn tuân thủ các nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi, sử dụng hòa bình và hợp tác cùng có lợi, chia sẻ những thành tựu phát triển với cộng đồng quốc tế', ông Shan nhấn mạnh.

Tàu Trung Quốc mang mẫu vật từ vùng tối mặt trăng về đến trái đất

Tàu thăm dò Hằng Nga-5 hạ cánh xuống mặt trăng vào năm 2020 tại một khu vực được gọi là Đại dương Bão tố. Tàu thăm dò đã trở về trái đất với khoảng 1,73 kg, trong đó có nhiều mẫu trẻ hơn khoảng một tỉ năm so với các mẫu mà người Mỹ và Liên Xô đã thu thập trước đó.

Các nhà nghiên cứu Trung Quốc đã tìm thấy bằng chứng từ các mẫu vật cho thấy núi lửa vẫn hoạt động trên mặt trăng gần đây nhất là 120 triệu năm trước, muộn hơn nhiều so với các công bố trước đây, theo South China Morning Post.

Thời tiết

Văn hóa

Giải trí

Thể thao