‘Mỗi lần từ bệnh viện về, tôi quên mình là bệnh nhân ung thư”

Bất ngờ phát hiện ung thư từ một nốt phổi "im lặng" khi khám sức khỏe tổng quát

Vốn là người rất quan tâm đến sức khỏe, từ năm 2019, khi phát hiện có nốt phổi lành tính 10-13mm, cô L.T. Kim Xuyến tái khám, chụp CT phổi theo chỉ định mỗi ba tháng ở một bệnh viện chuyên khoa tại TP.HCM. Kết quả những lần chụp sau đó cho thấy kích thước nốt không thay đổi.

Trong lần khám sức khỏe tổng quát tại Bệnh viện FV sau đợt giãn cách vì Covid-19, cô rụng rời khi nghe thông báo phim chụp CT phổi cho thấy có bất thường.

Phim chụp của cô được chuyển tới bác sĩ Basma M’Barek - Trưởng Trung tâm điều trị ung thư Hy Vọng. Bác sĩ Basma xem thêm phim chụp từ hai năm trước để so sánh và nhận thấy điều bất thường: tuy kích thước nốt không thay đổi nhiều, nhưng bản chất đã dần chuyển thành mô đặc - dấu hiệu tiềm ẩn của ung thư.

Bác sĩ Basma lập tức chỉ định chụp PET-CT. Kết quả cho thấy khối tổn thương đường kính đã tăng lên 17mm.

‘Mỗi lần từ bệnh viện về, tôi quên mình là bệnh nhân ung thư”- Ảnh 1.

Bác sĩ Basma M’Barek tư vấn cho bệnh nhân

Ảnh: FV

Gia đình dự định đưa cô sang Singapore điều trị. Tuy nhiên, sau cuộc trò chuyện với bác sĩ Basma, cô Xuyến có một niềm tin đặc biệt với vị nữ trưởng khoa người Pháp có tác phong chuyên nghiệp mà gần gũi này.

"Những gì bác sĩ Basma giải thích đều rất thuyết phục, cho tôi một niềm tin rất lớn ngay lúc đó. Tôi được biết bác sĩ Basma có nhiều năm kinh nghiệm làm việc ở Pháp, cô chọn tới Việt Nam vì muốn đem những kiến thức và chuyên môn điều trị cao cho bệnh nhân ở đây. Tôi nghĩ, nếu vậy cần gì phải đi đâu nữa?", cô Xuyến chia sẻ.

Trung tâm điều trị ung thư Hy Vọng được đầu tư các thiết bị hiện đại và kỹ thuật tiên tiến, tiệm cận với tiến bộ của những nền y khoa hàng đầu ở châu Âu hay Mỹ đồng thời có các loại thuốc ung thư mới nhất. Điều này càng khiến cô vững tin hơn với lựa chọn của mình.

Chiến thắng ung thư phổi nhờ sự đồng hành bền bỉ suốt 3 năm

Do nốt phổi nằm gần mạch máu, không tiếp cận được bằng nội soi hay kim xuyên thành ngực để sinh thiết. Các bác sĩ của Trung tâm điều trị ung thư Hy Vọng khẩn trương hội chẩn liên chuyên khoa cùng Khoa chẩn Đoán hình ảnh và khoa Phẫu thuật mạch máu và lồng ngực để lên kế hoạch điều trị phù hợp cho cô Xuyến.

Dựa trên hình ảnh từ PET-CT và kinh nghiệm lâm sàng, các bác sĩ đề xuất phương án sinh thiết lạnh nốt phổi thông qua mổ nội soi, để quyết định các bước phẫu thuật sau đó. Tuy nhiên, việc cắt nốt phổi ở vị trí giữa thùy, sát rốn phổi cần phải cắt cả thùy phổi. Sau khi được các bác sĩ tư vấn kỹ lưỡng, cô Xuyến đồng ý phẫu thuật cắt thùy phổi để loại bỏ khối u.

‘Mỗi lần từ bệnh viện về, tôi quên mình là bệnh nhân ung thư”- Ảnh 2.

ThS.BS Lương Ngọc Trung (giữa) phẫu thuật cắt thùy phổi cho bệnh nhân bằng phương pháp Uniport VATS

Ảnh:FV

Ca phẫu thuật được chính ThS.BS.CKII Lương Ngọc Trung, Trưởng khoa Phẫu thuật mạch máu và lồng ngực thực hiện. Bác sĩ Trung đã phẫu thuật cắt thùy phổi phải và nạo hạch cho bệnh nhân. Kết quả giải phẫu bệnh nhanh xác định cô mắc ung thư biểu mô tuyến không tế bào nhỏ giai đoạn 2B, có di căn hạch số 10. Sinh thiết nốt phẫu sau đó cũng cho thấy cô thuộc nhóm bệnh nhân dương tính với đột biến EGFR - một phân loại ung thư được điều trị hiệu quả hơn với liệu pháp trúng đích.

Cô Xuyến đã trải qua 4 chu kỳ hóa trị (mỗi chu kỳ 3 tuần), và dùng thuốc nhắm trúng đích Tagrisso (Osimertinib) trong ba năm liên tục. Nhờ chương trình hỗ trợ chi phí điều trị ung thư phổi bằng thuốc Tagrisso (Osimertinib) của Bệnh viện FV, Cô Xuyến đã được miễn phí 18 chu kỳ thuốc, tiết kiệm hơn 1,6 tỉ đồng tương đương hơn 50% chi phí điều trị bằng thuốc trúng đích.

Hiện sức khỏe cô Xuyến ổn định, không có dấu hiệu của ung thư quay trở lại. Trải qua chặng đường gần 4 năm chiến đấu với bệnh ung thư, cô Xuyến vui vẻ, lạc quan khi gửi gắm niềm tin vào các y bác sĩ tại Trung tâm Hy Vọng.

"Điều trị tại FV tôi không có cảm giác đi bệnh viện. Bác sĩ luôn lắng nghe tâm tư của mình, kể những triệu chứng thì bác sĩ giải thích cặn kẽ, nhờ vậy mình yên tâm và vui hơn. Mỗi lần từ bệnh viện về, tôi quên mình là bệnh nhân!", cô Xuyến bộc bạch.

Chia sẻ về ca bệnh của cô Kim Xuyến, bác sĩ Basma M’Barek nhấn mạnh: điều mang tính quyết định là phải chọn đúng nơi để khám sức khỏe. Bởi nếu cơ sở y tế không đủ năng lực nhận diện những tổn thương đặc biệt, bệnh nhân có thể ngộ nhận rằng mình đã được theo dõi kỹ, trong khi mối nguy vẫn đang âm thầm phát triển.

Đặc biệt, nữ bác sĩ người Pháp chia sẻ thêm, phác đồ điều trị ung thư hiện đại có thể áp dụng ở nhiều nơi, nhưng để đi được đến cùng một liệu trình dài hạn, điều bệnh nhân cần không chỉ là thuốc tốt mà còn là sự chăm sóc sát sao. "Ba năm là khoảng thời gian dài khi bệnh nhân phải sống cùng nhiều tác dụng phụ. Nếu không có đội ngũ y tế theo dõi và hỗ trợ liên tục, rất khó để bệnh nhân đủ sức hoàn thành được hành trình điều trị", bác sĩ Basma cho biết.

‘Mỗi lần từ bệnh viện về, tôi quên mình là bệnh nhân ung thư”- Ảnh 3.

Bệnh viện FV có đầy đủ trang thiết bị hiện đại, áp dụng các kỹ thuật tiên tiến trong điều trị ung thư

Ảnh: FV

Cô Kim Xuyến là một trong rất nhiều trường hợp điều trị thành công tại Trung tâm điều trị ung thư Hy Vọng bằng phác đồ điều trị được cá thể hóa. Nữ trưởng khoa Basma M’Barek xây dựng phác đồ điều trị tối ưu cho từng bệnh nhân, kết hợp nhiều "vũ khí" điều trị ung thư khác nhau, từ phẫu thuật, hóa trị, xạ trị đến điều trị trúng đích, miễn dịch để tiêu diệt tế bào ung thư mà vẫn đảm bảo chất lượng sống cho người bệnh trong và sau quá trình điều trị.

Đặc biệt, FV vừa tiên phong đầu tư CyberKnife S7 - hệ thống xạ phẫu bằng robot hiếm hoi trên thế giới có thể điều trị khối u ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể mà không cần phẫu thuật, mở ra cuộc cách mạng trong điều trị ung thư bằng phương pháp không xâm lấn.

Để biết thêm về quy trình điều trị ung thư tại Bệnh viện FV, bạn đọc có thể liên hệ (028) 35 11 33 33.


Thời tiết

Văn hóa

Giải trí

Thể thao