Anh CSGT TP.HCM 8 năm 'đam mê' kích bình 0 đồng giúp tài xế: 'Chắc là bệnh nghề nghiệp!'

"Xe cẩu chết máy gần ngã tư An Sương. Cần hỗ trợ kích bình", tin nhắn hiện lên trong nhóm chat "Hỗ trợ kích bình". Đang tuần tra gần đó, anh CSGT TP.HCM Đỗ Tấn Đạt, tức Đạt kích bình trả lời: "Ok, tới liền" và nhanh chóng đến vị trí trên để kích bình giúp bác tài.

Thấy CSGT chạy chiếc mô tô đến, bác tài bối rối: "Xe em chết máy, đã gọi cứu hộ, mong anh thông cảm". Đại úy Đỗ Tấn Đạt cười, lấy trong thùng xe ra bộ kích bình khiến tài xế ngỡ ngàng. "Là tôi đến cứu hộ xe anh đây", CSGT nói. Tài xế thở phào: "Tưởng anh qua phạt dừng đỗ sai quy định".

Anh CSGT TP.HCM 8 năm 'đam mê' kích bình 0 đồng giúp tài xế: 'Chắc là bệnh nghề nghiệp!'- Ảnh 1.

Hình ảnh anh CSGT TP.HCM đi kích bình quen thuộc trong giới tài xế ở TP.HCM

ẢNH: NHẬT THỊNH

Kích bình vì đam mê

"Mọi người gọi tôi là Đạt kích bình vì tôi thường xuyên đi kích bình cho anh em tài xế trên đường khi gặp sự cố xe hết bình", anh CSGT giới thiệu về nickname của mình.

Dáng người cao, ốm, đại úy Đạt cười ngại ngùng khi thấy phóng viên cầm theo chiếc máy ảnh. Anh không còn xa lạ gì với những người tham gia các nhóm cứu hộ giao thông trên mạng xã hội cũng như những bác tài thường nghe đài FM khi lái xe.

Anh CSGT TP.HCM 8 năm 'đam mê' kích bình 0 đồng giúp tài xế: 'Chắc là bệnh nghề nghiệp!'- Ảnh 2.

Anh Đạt tham gia các group, nhóm chat hỗ trợ kích bình

ẢNH: NHẬT THỊNH

Năm 2017, anh Đạt mua bộ kích bình dùng xe của gia đình, thấy bộ kích bình gọn nhẹ, dùng tốt, đi đâu anh cũng mang theo trên xe. Một lần đi đường, anh gặp xe đang bị sự cố, tài xế đang hì hụi mở nắp capo, vốn tính bao đồng, anh tấp vào hỏi thăm thì biết xe hết bình nên nói tài xế để anh thử kích xem sao. Chưa đầy 1 phút, chiếc xe nổ máy, bác tài nở nụ cười, rối rít cảm ơn anh CSGT.

Anh Đạt thấy vui vì giúp được người đi đường. Sẵn bộ kích, anh đăng luôn lên mạng xã hội kèm số điện thoại của mình để ai đi đường gặp sự cố hết bình sẽ gọi anh đến hỗ trợ để đi lại nhanh chóng. Cứ vậy, biệt danh "Đạt kích bình" ra đời.

Tết đến, gặp anh CSGT TP.HCM chuyên kích bình 0 đồng giúp bác tài

"Hồi đó học cấp 3 môn Vật lý có cộng cộng trừ trừ gì đó, tôi cứ kẹp dương theo dương, âm theo âm rồi mở bộ kích lên, tài xế nổ máy đề máy thì mình tắt kích vậy thôi chứ không học ở đâu", đại úy CSGT bộc bạch.

Anh kể, nhiều lần trong ca trực, nhận tin trên địa bàn đảm trách có xe gặp sự cố, thấy anh chạy tới kích bình, bác tài nào cũng ngạc nhiên hỏi: "Ui, anh CSGT cũng đi hỗ trợ kích bình hả?". Sau này anh em tài xế truyền tai nhau là có anh giao thông thường đi kích bình nên mọi người biết nhiều, không còn lo ngại.

"Trước đó, có lần tôi mặc quần đùi, áo thun chạy từ nhà ra kích bình, nói kích miễn phí nhưng chủ xe không cho vì sợ lừa đảo hoặc làm hư hỏng gì đó. Họ nhất định chờ gara quen ra kích", anh nhớ lại.

Anh CSGT TP.HCM 8 năm 'đam mê' kích bình 0 đồng giúp tài xế: 'Chắc là bệnh nghề nghiệp!'- Ảnh 3.
Anh CSGT TP.HCM 8 năm 'đam mê' kích bình 0 đồng giúp tài xế: 'Chắc là bệnh nghề nghiệp!'- Ảnh 4.
Anh CSGT TP.HCM 8 năm 'đam mê' kích bình 0 đồng giúp tài xế: 'Chắc là bệnh nghề nghiệp!'- Ảnh 5.

Trước khi bắt đầu ca tuần tra kiểm soát, đại úy Đạt kiểm tra lại bộ kích, bỏ vào mô tô mang theo bên mình

ẢNH: NHẬT THỊNH

"Giúp được xe chạy là vui lắm"

Những ngày cuối năm, CSGT TP.HCM được huy động trực 100% ở đơn vị. Chịu nắng bụi điều tiết dòng xe nườm nượp trên đường, sau ca tuần tra 4 tiếng về đơn vị, anh Đạt mệt phờ. Nhưng hễ trong nhóm báo có xe chết máy vì hết bình, anh lại báo chỉ huy xin được đi hỗ trợ tránh ùn xe.

Từ Đội CSGT Bàn Cờ chuyển công tác về Đội CSGT An Sương, anh CSGT đầu tư thêm các bộ kích lớn hơn để phục vụ đam mê hỗ trợ xe gặp sự cố trên đường. Theo lời anh Đạt, ở trung tâm, đa số xe bị sự cố là xe con, xe nhỏ nên bộ kích vài trăm ngàn là có thể sử dụng được.

Anh CSGT TP.HCM 8 năm 'đam mê' kích bình 0 đồng giúp tài xế: 'Chắc là bệnh nghề nghiệp!'- Ảnh 6.

Tuyến đường đảm trách của CSGT An Sương đa phần là xe tải, xe container nên anh Đạt đầu tư bộ kích lớn để phù hợp nhu cầu

ẢNH: NHẬT THỊNH

Nhưng khu vực An Sương với các tuyến đường Đỗ Mười, Lê Đức Anh hay Quốc lộ 22, xe hết bình đa phần là container, xe khách, xe tải có bình lớn nên dụng cụ kích bình trước đó không đáp ứng. Anh đã sắm thêm các bộ kích lớn hơn, giá cao hơn để giúp được nhiều người.

Anh nói: "Tới nay tôi có 3 bộ kích nên không sợ kích không được, chỉ sợ xe chết máy không phải do hết bình thôi".

Anh CSGT TP.HCM 8 năm 'đam mê' kích bình 0 đồng giúp tài xế: 'Chắc là bệnh nghề nghiệp!'- Ảnh 7.
Anh CSGT TP.HCM 8 năm 'đam mê' kích bình 0 đồng giúp tài xế: 'Chắc là bệnh nghề nghiệp!'- Ảnh 8.
Anh CSGT TP.HCM 8 năm 'đam mê' kích bình 0 đồng giúp tài xế: 'Chắc là bệnh nghề nghiệp!'- Ảnh 9.
Anh CSGT TP.HCM 8 năm 'đam mê' kích bình 0 đồng giúp tài xế: 'Chắc là bệnh nghề nghiệp!'- Ảnh 10.

Anh CSGT đam mê kích bình miễn phí suốt 8 năm qua

ẢNH: NHẬT THỊNH

Vài ngày trước, đại úy Đỗ Tấn Đạt được phân công điều tiết tại giao lộ Đỗ Mười - Nguyễn Văn Quá (Q.12), anh chủ động chỉnh đèn cho dòng xe nối dài di chuyển thì có 1 xe tải vẫn đứng yên. Các xe phía sau bấm còi, tài xế vẫn loay hoay trên ca bin. Anh Đạt đến, tài xế nói xe bị hết bình, vừa gọi cứu hộ.

Anh Đạt xua tay: "Khỏi gọi, để tôi". Vừa dứt lời, anh mở cốp mô tô lấy bộ kích và bắt tay ngay vào việc. Chưa đầy 1 phút, xe nổ máy. Tài xế cười nói: "Cảm ơn anh thật nhiều" rồi vội cho xe di chuyển.

"Giúp được xe chạy là vui lắm. Nhìn chiếc xe chết máy tiếp tục di chuyển, dòng xe không ùn lại phía sau là thoải mái. Đây chắc là bệnh nghề nghiệp quá", anh cười lớn.

Anh CSGT TP.HCM 8 năm 'đam mê' kích bình 0 đồng giúp tài xế: 'Chắc là bệnh nghề nghiệp!'- Ảnh 11.

Như những đồng đội khác, ngày cận tết, anh Đạt trực chiến ở đơn vị 100%

ẢNH: NHẬT THỊNH

Không chỉ bác tài, nhiều đồng đội cũng ngạc nhiên khi thấy anh Đạt đi đâu cũng mang theo bộ kích bình bên người. "Đội tôi có 3 Đạt, nên gọi Đạt này là Đạt kích hay Đạt gà để phân biệt. Hình ảnh CSGT kích bình giúp xe chết máy di chuyển nhanh chóng, giải tỏa ùn tắc và người dân rất quý mến", một cán bộ CSGT chia sẻ.

Xe hết bình, tìm ngay #datkich

Kích bình miễn phí từ năm 2017 đến nay, đại úy Đỗ Tấn Đạt không nhớ rõ đã kích bao nhiêu xe trong suốt 8 năm qua, nhưng trung bình 1 - 2 ngày anh lại hỗ trợ cho 1 xe hết bình.

Có bác tài thấy anh cầm bộ đồ kích bình chạy đến lúc nửa đêm khi trời mưa xối xả hay giữa buổi trưa nắng gắt đòi gửi anh chút chi phí, nhưng anh kiên quyết không nhận. Lần khác, người được anh giúp đỡ nhiệt tình quá, anh mới nhận thùng nước ngọt, về mời đồng đội sau ca trực.

Anh CSGT TP.HCM 8 năm 'đam mê' kích bình 0 đồng giúp tài xế: 'Chắc là bệnh nghề nghiệp!'- Ảnh 12.

Sự gần gũi của anh Đạt được nhiều người quý mến

ẢNH: NHẬT THỊNH

Theo anh Đạt, dù cũng khá quen mặt với cộng đồng tài xế, nhưng thấy anh mặc đồ CSGT đi kích bình, nhiều người vẫn hỏi: "Anh CSGT mà đi kích bình ha?". Mỗi lần vậy, hình ảnh CSGT lại thân thiện, gần gũi hơn. Một số bác tài thừa nhận, trước nay vẫn sợ sợ, cảm thấy khó gần CSGT, nhưng gặp anh Đạt thì nhận ra CSGT cũng dễ thương.

Anh CSGT TP.HCM 8 năm 'đam mê' kích bình 0 đồng giúp tài xế: 'Chắc là bệnh nghề nghiệp!'- Ảnh 13.

Sau giờ làm, anh Đạt thường phụ gia đình đi giao gà nên được mọi người gọi là "Đạt gà"

ẢNH: NHẬT THỊNH

Sau giờ làm, người ta lại thấy anh Đạt rao bán gà trên mạng xã hội, rồi mặc quần đùi, áo thun, mang dép lào đi giao gà trên chiếc xe Honda 67 nên còn gọi anh là "Đạt gà". Nói về nickname này, anh cho biết vì gia đình kinh doanh buôn bán gà từ Bến Tre lên nên ngoài giờ công tác, anh về phụ gia đình đi giao gà cho các cơ sở, ổn định cuộc sống.

Anh CSGT TP.HCM 8 năm 'đam mê' kích bình 0 đồng giúp tài xế: 'Chắc là bệnh nghề nghiệp!'- Ảnh 14.
Anh CSGT TP.HCM 8 năm 'đam mê' kích bình 0 đồng giúp tài xế: 'Chắc là bệnh nghề nghiệp!'- Ảnh 15.
Anh CSGT TP.HCM 8 năm 'đam mê' kích bình 0 đồng giúp tài xế: 'Chắc là bệnh nghề nghiệp!'- Ảnh 16.
Anh CSGT TP.HCM 8 năm 'đam mê' kích bình 0 đồng giúp tài xế: 'Chắc là bệnh nghề nghiệp!'- Ảnh 17.
Anh CSGT TP.HCM 8 năm 'đam mê' kích bình 0 đồng giúp tài xế: 'Chắc là bệnh nghề nghiệp!'- Ảnh 18.

Anh Đạt thỉnh thoảng được người tham gia giao thông nhận ra là "Đạt kích bình" khi đang làm nhiệm vụ

ẢNH: NHẬT THỊNH

Nổi tiếng trên mạng xã hội, anh CSGT thường nhận các tin nhắn, cuộc gọi nhờ hỗ trợ kích bình. Nếu ngay địa bàn đảm trách của Đội CSGT An Sương, anh sẽ tức tốc chạy đến. Các xe hết bình ở vị trí xa, anh lại bao đồng đăng lên nhóm hỗ trợ kích bình để tìm người hỗ trợ gần đó.

"Đi trên đường, xe hết bình, mọi người có thể vào Facebook tìm #datkich là thấy bài đăng của tôi để gọi hỗ trợ hoặc gọi ngay 0938.260.383", đại úy CSGT nói.

Thời tiết

Văn hóa

Giải trí

Thể thao