Bộ đôi nhà khoa học gia Joshua Kim và Mathew Madhavacheril của Đại học Pennsylvania và các đồng nghiệp ở Phòng thí nghiệm quốc gia Lawrence Berkeley cho biết họ đã rút ra kết luận trên về vũ trụ khi rà soát hai dạng cơ sở dữ liệu đến từ các cuộc khảo sát bầu trời.
Dữ liệu, được công bố trên chuyên san Journal of Cosmology and Astroparticle Physics và arXiv, đến từ kính viễn vọng vũ trụ Atacama (ACT) và Thiết bị Quang phổ Năng lượng tối (DESI).
Chuyên gia Madhavacheril cho biết việc kết hợp dữ liệu đến từ ACT và DESI cho phép đội ngũ nghiên cứu sắp xếp thời gian vũ trụ bằng cách giống như xếp chồng những bức ảnh chụp vũ trụ thời cổ đại lên trên các bức ảnh gần đây, từ đó mang lại góc nhìn đa chiều về vũ trụ.
"Với tầm quan sát 23% phạm vi bầu trời, ACT vẽ nên một hình ảnh của vũ trụ thuở sơ khai nhờ vào ánh sáng xa xôi, yếu ớt di chuyển từ sự kiện Big Bang", theo tác giả thứ nhất của báo cáo Joshua Kim. Hình ảnh được ghi nhận vào thời điểm vũ trụ khoảng 380.000 năm tuổi.
Trong khi đó, dữ liệu của DESI cung cấp ghi chép gần đây hơn về vũ trụ. Được lắp đặt tại Đài thiên văn Quốc gia Đỉnh Kitt ở bang Arizona và do Phòng thí nghiệm quốc gia Lawrence Berkeley vận hành, DESI lập bản đồ 3 chiều của vũ trụ thông qua việc nghiên cứu sự phân phối của hàng triệu thiên hà, đặc biệt là những thiên hà đỏ rực (LRG).
LRG là những thiên hà đóng vai trò như những cột mốc, cho phép các nhà khoa học lần theo dấu vết để xác nhận cách thức vật chất trải rộng trên khắp hàng tỉ năm.
"Nhóm LRG của DESI mang đến hình ảnh gần đây hơn của vũ trụ, cho thấy cách thức các thiên hà phân bổ ở những khoảng cách khác nhau", theo chuyên gia Kim.
Với việc kết hợp thông tin từ ACT và DESI theo một quy trình như chụp CT vũ trụ, đội ngũ chuyên gia tạo ra chuỗi phân bổ thời gian về lịch sử cổ xưa và gần đây của vũ trụ chúng ta.