Phương Tây đang học hỏi từ chiến sự Ukraine

Đại tá Không quân Mỹ John Venable đã về hưu, cựu phi công lái tiêm kích F-16 và là chuyên gia quân sự của Viện Mitchell, chia sẻ với trang Business Insider rằng một trong những bài học đến từ Ukraine chính là có lẽ đến lúc phương Tây cần phải khôi phục các kỹ thuật điều khiển máy bay trước đây, bao gồm bay tầm thấp.

Trong giai đoạn Chiến tranh Lạnh ở châu Âu. "chúng tôi luôn bay tầm thấp", ông Venable cho biết, thêm rằng Mỹ lúc đó phải tập luyện trong điều kiện đối phó các mối đe dọa cao, cụ thể là trước nguy cơ đến từ các tên lửa đất đối không.

Ukraine phát triển hệ thống phòng không nội địa ứng phó tên lửa Nga

Ông Venable về hưu năm 2007 sau 25 năm phục vụ trong hàng ngũ Không quân Mỹ, và điều khiển F-16 ở Mỹ, châu Âu, Thái Bình Dương, Trung Đông. Ông có hơn 300 giờ bay thực chiến ở Kuwait, Iraq và Afghanistan.

Viên phi công kỳ cựu cho hay bay tầm thấp để né tên lửa đất đối không là kỹ thuật đặc biệt thách thức.

Phương Tây đang học hỏi từ chiến sự Ukraine- Ảnh 1.

Các tiêm kích F-16 của Ukraine vào ngày 8.4.2024

ảnh: reuters

"Năng lực bay tầm cực thấp cho đến khi lộ diện để thả bom hoặc bắn hạ máy bay khác không phải là điều dễ nắm bắt", ông cho biết. "Phải mất một thời gian để có thể được trang bị kỹ năng này. Và trong quá trình, bạn mất rất nhiều máy bay; phi công vì va chạm với mặt đất", đại tá Mỹ về hưu.

Không quân Mỹ tiếp tục bay tầm thấp cho đến chiến dịch Bão táp Sa mạc năm 1991. Mỹ đã tổn thất một số phi cơ trong những ngày đầu, nên Không quân nước này chuyển sang áp dụng thủ thuật bay tầm trung.

Phương Tây đang học hỏi từ chiến sự Ukraine- Ảnh 2.

Các tiêm kích F-35 của Không quân Mỹ

ảnh: không quân mỹ

Tuy nhiên, hiện các phi công F-16 của Ukraine phải áp dụng kỹ thuật điều khiển máy bay mà phương Tây loại trừ từ thời Chiến tranh Lạnh để chiến đấu hiệu quả hơn trong chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga.

Các thế lực phương Tây trong nhiều thập niên qua không phải triển khai các chiến đấu cơ thế hệ thứ tư đến các không phận đang tranh chấp. Bên cạnh đó, khí tài hiện đại như tiêm kích tàng hình F-35 Lightning II cho phép phi công hoạt động ở độ cao nằm ngoài tầm bắn của tên lửa đất đối không. Thế nhưng, khả năng này có thể bị xói mòn trong thời gian tới.

"Trong tương lai không xa, sẽ đến lúc ngay cả các khí tài tàng hình cũng phải kết hợp chiến thuật (bay tầm thấp) trong cuộc giao tranh", ông Venable cảnh báo, và Mỹ có thể học tập được kỹ năng đầy thách thức từ chiến sự Ukraine.

Thời tiết

Văn hóa

Giải trí

Thể thao