Vì sao nhiều người ở TP.HCM cay mắt khi đi trong lớp mù dày đặc sáng nay?

Sáng ngày 8.1, ô nhiễm không khíHà Nội có lúc xếp số 1 thế giới. Theo hệ thống giám sát không khí trực tuyến IQAir, lúc 9 giờ 34 phút, chỉ số AQI ở Hà Nội là 219 đơn vị. Chỉ số thể hiện chất lượng không khí ở mức rất xấu, có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người. Cùng thời điểm, TP.HCM được xếp hạng thứ 11 với AQI 164 đơn vị, thể hiện chất lượng không khí ở mức "không lành mạnh", bầu trời xuất hiện lớp mù dày đặc.

Chị Nhật Mai (28 tuổi, ở TP.Dĩ An, Bình Dương) đi đến Q.1 (TP.HCM) làm việc sáng ngày 8.1 cho biết: "Dù có mang kính che bụi nhưng tôi vẫn cảm thấy đau mắt. Lúc nhắm mắt thì thấy đau nhức rất khó chịu".

Chị Mai cho biết, tại khu vực trung tâm TP.HCM, dù đến khoảng 8 giờ, nắng đã rọi xuống mặt đường khá rõ nhưng bầu trời vẫn mù mịt, có cảm giác như đang di chuyển trong làn khói. Về trưa, dù có nắng nhưng bầu trời vẫn mờ đục. Nhiều tòa nhà cao tầng được bao phủ bởi lớp mù, đặc biệt ở khu vực trung tâm thành phố, khiến tầm nhìn bị hạn chế.

Vì sao nhiều người ở TP.HCM cay mắt khi đi trong lớp mù dày đặc sáng nay?- Ảnh 1.

Lớp mù dày đặc xuất hiện trên bầu trời khu vực trung tâm TP.HCM khiến tầm nhìn bị hạn chế hôm 8.1.

Ảnh: Phan Diệp

Chuỗi ngày Hà Nội chìm trong làn sương mờ, ô nhiễm báo động: Người dân nói gì?

Vì sao nhiều người ở TP.HCM cay mắt khi đi trong lớp mù dày đặc sáng nay?- Ảnh 2.

Bảng xếp hạng mức độ ô nhiễm không khí trên ứng dụng IQAir sáng 8.1.

Ảnh: Chụp màn hình

Trước đó, ngày 7.1, vào lúc 13 giờ 3 phút, Hà Nội có chỉ số AQI 209 đơn vị, mức độ ô nhiễm không khí xếp thứ 3 thế giới, sau thủ đô Delhi, Ấn Độ và thủ đô Dhaka, Bangladesh. Cùng thời điểm, TP.HCM xếp hạng thứ 5 với chỉ số AQI 178 đơn vị.

Theo dự báo của Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam bộ, từ ngày 7 - 9.1, áp cao lạnh lục địa tăng cường yếu trở lại phía bắc nước ta và khuếch tán xuống Nam bộ. Trên cao, áp cao cận nhiệt đới qua Trung và Nam Trung bộ hoạt động ổn định. Do đó, ở thời tiết TP.HCM trong thời gian này độ ẩm giảm, chất lượng không khí giảm. Buổi sáng và đêm trời se lạnh, có khả năng ảnh hưởng tới sức khỏe con người.

Dự báo, từ ngày 10 đến ngày 11.1, áp cao lạnh lục địa tiếp tục tăng cường xuống các khu vực nước ta, đến khoảng ngày 16.1 tăng cường bổ sung.

Vì sao nhiều người ở TP.HCM cay mắt khi đi trong lớp mù dày đặc sáng nay?- Ảnh 3.

Bầu trời mù mịt lúc giữa trưa ở TP.Thủ Đức, ngày 7.1.

Ảnh: Phan Diệp

Vì sao nhiều người ở TP.HCM cay mắt khi đi trong lớp mù dày đặc sáng nay?- Ảnh 4.

Nắng lên nhưng các tòa nhà cao tầng ở TP.Thủ Đức lúc 8 giờ vẫn chìm trong lớp mù, ngày 8.1.

Ảnh: Phan Diệp

Vì sao nhiều người ở TP.HCM cay mắt khi đi trong lớp mù dày đặc sáng nay?- Ảnh 5.

Lớp mù bao trùm không gian lúc 8 giờ, ngày 8.1 ở TP.Thủ Đức.

Vì sao nhiều người ở TP.HCM cay mắt khi đi trong lớp mù dày đặc sáng nay?- Ảnh 6.

Chất lượng không khí tại trạm ISHCMC – Secondary (TP.Thủ Đức) vào khoảng 13 giờ, ngày 8.1.

Ảnh: Chụp màn hình

Hiện tượng bầu trời xuất hiện lớp mù dày đặc, ô nhiễm không khí như thế này đã xuất hiện nhiều lần trong tháng cuối năm 2024 ở TP.HCM.

Tại một số điểm cụ thể vào khoảng 13 giờ, ngày 8.1 như trường Quốc tế Saigon Pearl (Q.Bình Thạnh) có chỉ số AQI là 163 đơn vị, trạm ISHCMC – Secondary (TP.Thủ Đức) chỉ số AQI là 176 đơn vị, nồng độ PM2.5 là 89,6 µg/m³, gấp 17,9 lần giá trị hướng dẫn hằng năm về PM2.5 của WHO.

Thời tiết

Văn hóa

Giải trí

Thể thao