Duyên lành với áo dài ngũ thân
Từng được biết đến với các mẫu áo cưới xuất khẩu thành công, nhưng ít ai biết nhà thiết kế (NTK) Năm Tuyền đã âm thầm gắn bó với áo dài truyền thống suốt hàng chục năm. Duyên lành đến khi các bạn trẻ bắt đầu tìm hiểu sâu hơn về áo dài ngũ thân, từng là quốc phục dưới triều Nguyễn, mang nhiều tầng ý nghĩa về đạo lý và nhân sinh quan. "Thời điểm ấy, CLB Đình làng Việt và anh Phan Thanh Hải, Giám đốc Sở VH-TT Thừa Thiên-Huế, ngỏ ý muốn tôi may áo dài ngũ thân để phục vụ công tác quảng bá văn hóa truyền thống. Tôi bắt đầu may tặng, rồi giới thiệu dần trong các chương trình biểu diễn. Được công chúng yêu thích, tôi mới chính thức đưa dòng áo dài này thành một hướng kinh doanh riêng", Năm Tuyền cho biết.

NTK Hoài Sang cùng các người mẫu trình diễn bộ sưu tập Xúc cảm phương Đông trên đường phố Shinjuku - Tokyo (Nhật Bản) vào tháng 4.2025
Ảnh: NVCC

NTK Hoài Sang cùng các người mẫu trình diễn bộ sưu tập Xúc cảm phương Đông trên đường phố Shinjuku - Tokyo (Nhật Bản) vào tháng 4.2025
Ảnh: NVCC
Sau năm 1945, áo dài ngũ thân - với năm thân áo tượng trưng cho ngũ phúc, ngũ thường - dần biến mất khỏi đời sống thường nhật, chỉ còn trong ký ức, trên sân khấu hoặc hình ảnh bảo tàng. "Tôi phải tìm tư liệu, khảo sát từ các hình ảnh cũ, phục dựng dựa trên các mẫu còn lưu giữ ở Pháp hay trong các tư liệu dân gian. Khó nhất là giữ được phom dáng, màu sắc, thậm chí cách phối màu "ẩn hiện" theo tinh thần xưa: bên ngoài khiêm nhường, bên trong rực rỡ", NTK Năm Tuyền cho biết.

NTK Hoài Sang cùng các người mẫu trình diễn bộ sưu tập Xúc cảm phương Đông trên đường phố Shinjuku - Tokyo (Nhật Bản) vào tháng 4.2025
Ảnh: NVCC

NTK Hoài Sang cùng các người mẫu trình diễn bộ sưu tập Xúc cảm phương Đông trên đường phố Shinjuku - Tokyo (Nhật Bản) vào tháng 4.2025
Ảnh: NVCC
NTK chia áo dài ngũ thân thành ba dòng sản phẩm: Loại truyền thống sử dụng vải đơn sắc, theo lối phối màu cổ; loại cung đình với họa tiết thêu nhẹ, giữ lại dấu ấn quyền quý mà vẫn dễ mặc; loại đương đại pha trộn họa tiết châu Âu, ứng dụng trong áo cưới hoặc các sự kiện đặc biệt. Năm Tuyền cho biết, việc các bạn trẻ vận động cha mẹ mặc áo dài ngũ thân là một tín hiệu lạc quan: "Chính thế hệ mới đang giữ lại nét đẹp truyền thống. Họ tìm hiểu tư liệu, tham gia cộng đồng, vận động cả gia đình cùng mặc áo dài. Tôi tin nhờ họ mà những giá trị xưa sẽ được sống lại theo cách tự nhiên nhất".
Dẫn truyền ký ức văn hóa qua thời trang đương đại
Nếu Năm Tuyền chuyên tâm phục dựng hình hài áo ngũ thân nguyên bản, thì NTK Hoài Sang lại chọn cách chuyển hóa cảm xúc dân gian vào tinh thần đương đại, để văn hóa truyền thống "sống" trong bối cảnh mới.

Những thiết kế áo dài ngũ thân của NTK Năm Tuyền
Ảnh: NVCC
"Là một người Việt từng sống xa xứ, tôi càng thấm thía việc giữ gìn bản sắc. Đó là dòng chảy vô hình nhưng mãnh liệt trong mỗi người. Dù sống ở nơi văn minh hiện đại nhất hay vùng đất hẻo lánh xa xôi thì giá trị truyền thống vẫn là gốc rễ để nuôi dưỡng tâm hồn", Hoài Sang chia sẻ.

Những thiết kế áo dài ngũ thân của NTK Năm Tuyền
Ảnh: NVCC

Những thiết kế áo dài ngũ thân của NTK Năm Tuyền
Ảnh: NVCC
Sau thành công của bộ sưu tập Dạ yến nhà quan lấy cảm hứng từ phục trang Đạo Mẫu, NTK Hoài Sang tiếp tục thực hiện hai bộ sưu tập mang tên Xúc cảm dân gian (lấy cảm hứng từ tranh dân gian Kim Hoàng) và Xúc cảm phương Đông (kết hợp áo dài Việt với lụa kimono cổ Nhật Bản, được trình diễn vào tháng 4.2025 tại Tokyo).

Những thiết kế áo dài ngũ thân của NTK Năm Tuyền
Ảnh: NVCC

Những thiết kế áo dài ngũ thân của NTK Năm Tuyền
Ảnh: NVCC
Không chỉ dừng lại ở thiết kế, Hoài Sang còn dành sự quan tâm đặc biệt đến việc truyền cảm hứng cho người trẻ. "Tôi luôn coi văn hóa trong thời trang là một đề tài tư duy. Những sinh viên thực sự đam mê mới sẵn lòng đi tìm chiều sâu văn hóa. Nhiều bạn vẫn chạy theo xu hướng hoặc đề tài "an toàn" trong học đường. Nhưng tôi tin, khi có đủ đam mê, các bạn sẽ nhận ra rằng tương lai của thời trang Việt không thể thiếu bản sắc Việt", anh nói.