Là một trong Thăng Long tứ trấn (trấn giữ bốn phương của thành Thăng Long xưa), đền Voi Phục (voi quỳ) trấn phía tây (nên còn có tên là Tây Trấn từ).

Ký họa của Phạm Gia Phong - sinh viên Trường ĐH Xây dựng Hà Nội
Tương truyền vào thế kỷ 11, con của Long Quân đầu thai làm hoàng tử Linh Lang giúp vua Lý Thánh Tông đánh thắng quân Tống. Khi về đến khu vực này, voi của hoàng tử phủ phục xuống (quỳ, cúi đầu sát đất). Sau khi hoàng tử Linh Lang mất, vua cho dựng đền Voi Phục thờ Linh Lang đại vương.

Ký họa của Trần Đình Bách - sinh viên Trường ĐH Xây dựng Hà Nội
Đền đã qua nhiều lần tôn tạo, kiến trúc hiện tại chủ yếu mang phong cách thời Nguyễn. Tuy vậy, bố cục mặt bằng và chức năng thờ tự vẫn giữ được cốt lõi từ giai đoạn trước. Công trình mang kiến trúc đền, đình, chùa truyền thống VN. Mặt bằng bố trí đối xứng qua trục thần đạo bắt đầu từ cổng tam quan (*), giếng bán nguyệt, tiền tế, trung đường, hậu cung, càng vào trong càng linh thiêng. Sân đền có hai tượng voi bằng đá đang phủ phục, chín cây muỗm đại cổ thụ tuổi đời vài trăm năm. Đền còn giữ các bộ tượng thờ, long ngai... Nổi bật là trang trí chạm khắc gỗ với chủ đề tứ linh (tượng trưng cho quyền uy, tốt lành), tứ quý (tượng trưng cho vĩnh cửu), hoành phi, câu đối, khảm sành sứ…

Ký họa đền năm 1999 của họa sĩ Trần Bình Minh

Ký họa của họa sĩ Trần Bình Minh

Góc giếng thiêng - ký họa của họa sĩ Trần Bình Minh

Ký họa của KTS Phùng Thế Huy
Là di tích lịch sử văn hóa quốc gia, hằng năm vào ngày 9 - 11.2 âm lịch, đền tổ chức lễ hội trang trọng với nhiều trò chơi dân gian.

Một góc đền - ký họa của KTS Linh Hoàng

Ký họa của Đoàn Thái Khang - sinh viên kiến trúc Trường ĐH Xây dựng Hà Nội

Ký họa của Đỗ Phương Anh - sinh viên Trường ĐH Kiến trúc Hà Nội

Tượng voi trong đền - ký họa của KTS Bùi Hoàng Bảo

Ký họa của KTS Trần Xuân Hồng
(*): Nơi phân định ranh giới giữa nơi phàm tục và chốn linh thiêng. Theo Phật giáo, ba cửa tượng trưng cho ba con đường giải thoát dẫn đến Niết bàn. Đó là không (không có thực tính), vô tướng (không có tướng mạo nhất định) và vô tác (không mong cầu).