
Trái đất sẽ đến lúc không còn dưỡng khí
ảnh: nasa
Sau khi vận hành các mô phỏng trên máy tính, hai nhà khoa học đến từ Đại học Toho (Nhật Bản) và sáng kiến Liên kết phục vụ Khoa học Hệ thống Hành tinh ngoài hệ mặt trời của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) phát hiện khí quyển dồi dào ôxy của trái đất sẽ không tồn tại vĩnh viễn.
Dưỡng khí sẽ biến mất trong khoảng 1 tỉ năm, theo báo cáo đăng trên chuyên san Nature Geoscience của nhà nghiên cứu Kazumi Ozaki và đồng nghiệp Christopher Reinhard.
Tại sao trái đất không thể vĩnh viễn hỗ trợ sự sống?
Giới chuyên gia hoàn toàn nhất trí rằng trái đất sẽ không thể mãi mãi là ngôi nhà chung của sự sống. Đến một thời điểm trong tương lai, mặt trời sẽ đốt hết nhiên liệu và kéo theo vận mệnh bi thảm của địa cầu.
Tuy nhiên, trước khi thời khắc đó xảy ra, nhiệt độ tăng cao đến ngưỡng cực đoan sẽ đe dọa khả năng sinh tồn của loài người. Và sẽ đến lúc trái đất không còn ôxy.
Theo mô phỏng của máy tính, trong khoảng 1 tỉ năm, hàm lượng carbon dioxide (CO2) sẽ giảm mạnh, và hệ sinh thái thực vật của địa cầu lâm vào tình trạng chật vật để tồn tại vì cây cối gần loại khí này để chuyển hóa.
Trong vòng 10.000 năm, thực vật sẽ biến mất. Không có cây cối tạo ra ôxy, động vật trên đất liền và trong lòng các đại dương đều sẽ nối gót đến ngưỡng tuyệt chủng.
Xác suất tiểu hành tinh lao vào trái đất tăng gấp 3 chỉ sau 1 tháng
Trái đất còn bao nhiêu thời gian?
Các nhà nghiên cứu ước tính khí quyển trái đất chỉ còn khoảng 1,08 tỉ năm nữa trước khi cạn sạch dưỡng khí.
Trong một báo cáo khác đăng trên chuyên san Nature, đội ngũ Đại học Bristol (Anh) cũng sử dụng mô phỏng trên siêu máy tính để đưa ra đó dự báo trái đất sẽ trở thành một vùng đất chết do cái nóng cực đoan, hoạt động núi lửa và sự xuất hiện của một siêu lục địa, mà trong quá trình hình thành có thể xóa sổ các loài có vú, bao gồm cả loài người.
Phải mất 250 triệu năm thế giới mới có siêu lục địa mới, nhưng điều này không ngăn cản các nhà khoa học đặt tên sớm cho nó, cụ thể là Pangaea Ultima. Trong quá trình đất đai sáp nhập, nhiệt độ sẽ tăng lên ngưỡng 50 độ C ở nhiều khu vực. Nhiệt độ này hoàn toàn vượt quá khả năng chịu đựng của con người.