Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố sẽ đáp trả đợt tấn công mới nhất bằng tên lửa ATACMS vào vùng Belgorod ở biên giới với Ukraine. Toàn bộ tên lửa đã bị đánh chặn và không gây thương vong hoặc thiệt hại gì.
Ukraine lần đầu sử dụng tên lửa tầm xa do Mỹ và dòng Storm Shadow do Anh cung cấp tấn công lãnh thổ Nga từ tháng 11 năm ngoái sau khi được Washington và London bật đèn xanh.
Nga đáp trả bằng cách phóng tên lửa bội siêu thanh tầm trung có tên Oreshnik, và cảnh báo có thể một lần nữa phóng Oreshnik sau khi Ukraine lại dùng tên lửa tầm xa tấn công nước này.
Điểm xung đột: Ukraine ‘vét’ lính cho bộ binh; Houthi ngừng tấn công Israel
Bộ Quốc phòng Nga cho biết trong tuần qua lực lượng nước này bắn hạ 12 tên lửa ATACMS, 8 tên lửa Storm Shadow, 48 tên lửa HIMARS, 7 quả bom dẫn đường Hammer do Pháp sản xuất và 747 thiết bị không người lái.
Kyiv chưa bình luận về thông tin trên.
Phía Nga cũng thông báo lần đầu tiên kiểm soát được làng Slovianka ở miền đông Ukraine, một trong 8 khu định cư giành thắng lợi trong tuần qua.
Cũng trong ngày 17.1, các quan chức Ukraine cáo buộc Nga phóng tên lửa khiến ít nhất 4 người thiệt mạng và một phần cơ sở giáo dục ở thành phố Kryvyi Rih (tỉnh Dnipropetrovsk) của Ukraine bị phá hủy.
Ít nhất 7 người khác bị thương, một số bị trọng thương, theo Reuters.
Nga chưa bình luận về thông tin trên.
Tổng thống Ukraine nói có 100 lữ đoàn cần vũ khí, chưa cần hạ tuổi nhập ngũ
Nga cảnh báo vai trò của Anh ở Ukraine
Cùng ngày, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov được hỏi về khả năng Anh thiết lập các căn cứ quân sự ở Ukraine theo thỏa thuận hợp tác 100 năm được ký kết giữa Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky và Thủ tướng Anh Keir Starmer.
"Do Anh là thành viên NATO, việc nước này triển khai cơ sở hạ tầng quân sự của nó về hướng biên giới của Nga là yếu tố đáng lo ngại. Trong bất kỳ trường hợp nào, Nga cần phải phân tích thêm những gì sẽ diễn ra", TASS dẫn lời ông Peskov.
Người phát ngôn Điện Kremlin cũng cho hay Moscow cũng có quan điểm "tiêu cực" về triển vọng hợp tác của Anh với Ukraine ở biển Azov, vùng biển nối liền với biển Đen.
Biển Azov giáp với vùng tây nam Nga và một số phần của miền nam Ukraine mà Nga đã kiểm soát trong chiến sự.
Nga-Iran ký hợp tác chiến lược toàn diện
Ngày 17.1 cũng chứng kiến Tổng thống Nga Vladimir Putin và người đồng cấp Iran ký kết hiệp ước đối tác chiến lược kéo dài 20 năm, trong đó có điều khoản tăng cường hợp tác quân sự, theo Reuters.
Trong chuyến thăm Nga đầu tiên sau khi nhậm chức tổng thống, ông Pezeshkian gọi việc ký kết đánh dấu một chương mới quan trọng trong quan hệ song phương. Còn ông Putin nói rằng Moscow và Tehran có cùng quan điểm về nhiều vấn đề quốc tế.
"Hiệp ước này tạo điều kiện tốt hơn để thúc đẩy hợp tác song phương trong mọi lĩnh vực", theo Tổng thống Putin, cụ thể là trong lĩnh vực kinh tế, thương mại vốn chủ yếu được giao dịch bằng nội tệ.
Ngoại trưởng Mỹ: Trung Quốc đã ngăn ông Putin sử dụng vũ khí hạt nhân?
Nhà lãnh đạo Putin cho biết Nga liên tục cập nhật cho Iran về tình hình Ukraine, và cùng nhau tham khảo ý kiến về các cuộc xung đột ở Trung Đông và Nam Caucasus.
Phương Tây cáo buộc Iran cung cấp tên lửa và máy bay không người lái (UAV) cảm tử cho Nga sử dụng ở Ukraine. Trong khi đó, Moscow và Tehran khẳng định quan hệ song phương được thắt chặt không nhằm đối phó bất kỳ nước nào