Ngày mới với tin tức sức khỏe: Vì sao nên xét nghiệm chức năng gan?

Bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe, bạn đọc còn có thể xem thêm các bài viết: Các nhà khoa học tìm ra thời gian tập thể dục tốt cho người lớn tuổi; 5 dấu hiệu cảnh báo a xít uric trong máu tăng cao ở tay và chân; Nhịn ăn gián đoạn và giảm cân...

4 xét nghiệm máu đơn giản nên thực hiện

Xét nghiệm máu là phương pháp đơn giản nhưng quan trọng để đánh giá sức khỏe tổng thể. Nhiều bệnh lý nguy hiểm có thể được phát hiện sớm nhờ xét nghiệm máu trong những lần kiểm tra sức khỏe định kỳ.

Xét nghiệm máu có thể giúp phát hiện sớm các bệnh nếu có, từ đó, bác sĩ sẽ đề xuất những biện pháp can thiệp kịp thời để duy trì sức khỏe và kéo dài tuổi thọ.

Ngày mới với tin tức sức khỏe: Vì sao nên xét nghiệm chức năng gan? - Ảnh 1.

Xét nghiệm máu định kỳ có thể giúp phát hiện sớm nhiều bệnh

ẢNH: AI

Những xét nghiệm máu có thể giúp kéo dài tuổi thọ gồm:

Xét nghiệm mỡ máu. Mỡ máu cao, hay còn gọi là nồng độ cholesterol trong máu cao, là một yếu tố nguy cơ lớn dẫn đến bệnh tim mạch. Tim mạch là lại một trong những nguyên nhân tử vong hàng đầu trên thế giới.

Xét nghiệm này sẽ giúp đánh giá mức độ cholesterol và chất béo trung tính trong máu, từ đó có thể điều chỉnh chế độ ăn uống và lối sống phù hợp. Tần suất xét nghiệm nên là 6-12 tháng/lần đối với người trưởng thành, đặc biệt là những ai có tiền sử gia đình mắc bệnh tim mạch.

Xét nghiệm chức năng gan. Gan đóng vai trò quan trọng trong việc lọc độc tố, chuyển hóa chất dinh dưỡng và sản xuất nhiều loại protein cần thiết cho cơ thể. Xét nghiệm chức năng gan giúp phát hiện sớm các bệnh lý như viêm gan, gan nhiễm mỡ hoặc xơ gan.

Tần suất xét nghiệm cũng là 6-12 tháng/lần. Những người thường xuyên uống rượu bia, uống các loại thuốc ảnh hưởng đến gan hoặc có dấu hiệu mệt mỏi, chán ăn, vàng da cần xét nghiệm thường xuyên. Nội dung tiếp theo của bài viết này sẽ có trên trang sức khỏe ngày 25.2.

Các nhà khoa học tìm ra thời gian tập thể dục tốt cho người lớn tuổi

Đối với người lớn tuổi, suy giảm nhận thức là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tàn tật và tử vong mà không có cách chữa trị. Chứng bệnh đáng sợ này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Tin vui là nghiên cứu mới vừa được công bố trên Tạp chí của Hiệp hội Giám đốc Y khoa Mỹ Journal of Post-Acute and Long-Term Care Medicine, đã tìm ra thời gian tập thể dục tối thiểu để người lớn tuổi giảm nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ.

 - Ảnh 2.

Chỉ cần tập thể dục từ trung bình đến mạnh mẽ 35 phút mỗi tuần - tức 5 phút mỗi ngày - đã giảm đáng kể nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ

Ảnh: AI

Phát hiện này mang lại hy vọng tuyệt vời cho người lớn tuổi vì họ thường gặp khó khăn khi tập thể dục.

Nghiên cứu do các nhà khoa học tại Trường Y tế Công cộng Bloomberg Đại học Johns Hopkins (Mỹ), dẫn đầu, đã phân tích dữ liệu của gần 90.000 người tham gia, ở độ tuổi trung bình là 63, từ Ngân hàng sinh học Anh UK Biobank.

Những người tham gia không mắc chứng mất trí nhớ, đột quỵ hoặc bệnh Parkinson trước khi nghiên cứu. Họ được đeo máy đo mức độ hoạt động thể chất.

Trong thời gian theo dõi trung bình 4,4 năm, có 735 người mắc chứng mất trí.

Kết quả đã phát hiện chỉ cần tập thể dục từ trung bình đến mạnh mẽ 35 phút mỗi tuần - tức 5 phút mỗi ngày - đã giảm đáng kể đến 41% nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ. Nội dung tiếp theo của bài viết này sẽ có trên trang sức khỏe ngày 25.2.

5 dấu hiệu cảnh báo a xít uric trong máu tăng cao ở tay và chân

Có một ít a xít uric trong máu là bình thường. Tuy nhiên, nếu nồng độ a xít uric trong máu tăng cao hay thấp hơn bình thường, có thể dẫn đến một số vấn đề sức khỏe, trong đó có bệnh gout.

A xít uric là chất thải trong cơ thể, được tạo ra từ quá trình phân hủy purin, một hợp chất có trong thực phẩm và cũng được cơ thể tạo ra. A xít uric hòa tan trong máu và được thận lọc ra ngoài qua nước tiểu.

 - Ảnh 3.

Sưng đỏ đầu gối có thể là dấu hiệu cảnh báo nồng độ a xít uric trong máu tăng cao

ẢNH MINH HỌA: AI

Nếu cơ thể sản xuất quá nhiều a xít uric hoặc thận không đào thải tốt thì có thể làm tích tụ a xít uric trong máu. Hệ quả là làm tăng a xít uric máu, dẫn đến các vấn đề sức khỏe như bệnh gout hay sỏi thận.

Các dấu hiệu cảnh báo a xít uric cao trong máu gồm:

Đau ở tay, chân. Nếu nồng độ a xít uric trong máu ở mức cao sẽ dẫn đến đau dữ dội ở tay, chân, ngón chân, mắt cá chân và đầu gối. Tình trạng này nếu không xử lý sẽ làm tích tụ các tinh thể sắc nhọn trong các khớp, dẫn đến bệnh gout.

Bệnh gout là một dạng viêm khớp với các triệu chứng như sưng đau, nóng và đỏ ở các khớp, đặc biệt là ngón chân cái. Người bị gout sẽ nhận thấy cơn đau khớp xảy đến đột ngột, dữ dội ở một hoặc nhiều khớp. Tình trạng đau này thường xảy ra vào ban đêm hay sau khi ăn nhiều protein.

Sưng đầu gối. Nồng độ a xít uric trong máu tăng cao còn gây sưng đầu gối. Đây là dấu hiệu cảnh báo bệnh gout. Tình trạng sưng này thường xuất hiện một cách đột ngột. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này bạn nhé!

Thời tiết

Văn hóa

Giải trí

Thể thao