Ngày 8.42025, Bayer Việt Nam và Trung tâm Khuyến nông Quốc gia (TTKNQG) đã chính thức ký kết Biên bản ghi nhớ nhằm mở rộng hợp tác trong việc phát triển các mô hình canh tác bền vững và thúc đẩy canh tác lúa, sầu riêng, cà phê hiệu quả, an toàn tại Việt Nam trong năm 2025.

Bayer Việt Nam và Trung tâm Khuyến nông Quốc gia ký kết hợp tác, hướng đến nhiều mục tiêu mới trong phát triển mô hình canh tác bền vững
ẢNH: THANH TÂM
Tiếp nối thành tựu đã đạt được trong giai đoạn 2023-2025, mục tiêu chính của ký kết lần này là hỗ trợ xây dựng 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), đồng thời thúc đẩy các mô hình canh tác tiên tiến, quản lý dịch hại hiệu quả và đảm bảo an toàn cho các vùng trồng sầu riêng và cà phê trọng điểm, đặc biệt là ở khu vực Tây Nguyên.
Các hoạt động chính trong năm 2025 để phát triển nông nghiệp bền vững
Nông trại cải tiến: thành lập các nông trại kiểu mẫu tại các khu vực trọng điểm như ĐBSCL và Tây Nguyên. Những nông trại này được sử dụng để trình diễn và nhân rộng các đổi mới trong thực hành canh tác cho cây lúa, sầu riêng và cà phê.
Cải thiện thực hành quản lý tại nông trại: hai bên sẽ triển khai các chương trình quản lý tổng hợp, bao gồm ứng dụng công nghệ bảo vệ mùa màng tiên tiến cho nông dân trồng lúa, sầu riêng và cà phê; thảo luận về khả năng cải thiện hệ thống theo dõi và truy xuất nguồn gốc nông sản nhằm tăng cường tính minh bạch và bảo đảm an toàn cho người tiêu dùng.

Một trong những nội dung được quan tâm là cải thiện hệ thống theo dõi và truy xuất nguồn gốc nông sản nhằm tăng cường tính minh bạch và bảo đảm an toàn cho người tiêu dùng
ẢNH: THANH TÂM
Phổ biến các thực hành canh tác bền vững: nội dung quan trọng khác trong hợp tác là việc xây dựng và phổ biến tài liệu giáo dục về canh tác bền vững. Các tài liệu này sẽ được phân phối qua nhiều kênh truyền thông khác nhau, giúp nông dân dễ dàng tiếp cận và áp dụng các phương pháp canh tác sáng tạo và bền vững.
Các giải pháp nông học tùy chỉnh: Bayer Việt Nam sẽ hợp tác chặt chẽ với nông dân để tối ưu hóa hiệu quả bảo vệ mùa màng, từ đó nâng cao năng suất và chất lượng cây trồng. Các giải pháp này được thiết kế để phù hợp với từng loại cây trồng cụ thể, điển hình như lúa, sầu riêng và cà phê.
Tiếp tục tạo nền tảng vững chắc cho nông dân
Ông KG Krishnamurthy, Giám đốc Nhánh khoa học cây trồng Bayer Việt Nam cho biết: "Chúng tôi rất trân trọng hợp tác công tư và tầm nhìn của Bộ Nông nghiệp và Môi trường, của chính phủ Việt Nam trong phát triển bền vững. Sự hợp tác này không chỉ tạo ra một nền tảng vững chắc cho nông dân mà còn xây dựng một hệ sinh thái nông nghiệp bền vững toàn diện. Chúng tôi cam kết cung cấp những giải pháp nông học tiên tiến hiệu quả, giúp nông dân vượt qua những thách thức trong canh tác, đặc biệt là trước bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng gia tăng".

Ông KG Krishnamurthy, Giám đốc Nhánh khoa học cây trồng Bayer Việt Nam phát biểu tại buổi ký kết
ẢNH: THANH TÂM
Với mục tiêu phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững, hai bên cam kết thực hiện các hoạt động hỗ trợ nhà nông, tạo nền tảng vững chắc. Việc chuyển giao công nghệ và huấn luyện về quản lý dịch hại đúng cách, đồng thời bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng. Mô hình này cũng giúp nông dân giảm thiểu rủi ro trong sản xuất, hạn chế mất mùa và đảm bảo thu nhập ổn định. Các chương trình tập huấn chuyên sâu cung cấp cho nông dân những kỹ năng quan trọng để đối phó với các thách thức trong sản xuất nông nghiệp, từ đó gia tăng khả năng cạnh tranh của nông sản Việt Nam trên thị trường trong và ngoài nước.
Được triển khai từ năm 2023, Bayer ForwardFarming đã giúp hơn 4.500 nông dân trồng lúa ở ĐBSCL tiếp cận các phương thức canh tác bền vững. Các phương thức này không chỉ giúp tăng năng suất và chất lượng lúa mà còn giảm thiểu tác động môi trường, đặc biệt là việc giảm phát thải khí nhà kính và tiết kiệm nước.

Bayer ForwardFarming đã giúp hơn 4.500 nông dân trồng lúa ở ĐBSCL tiếp cận các phương thức canh tác bền vững
ẢNH: THANH TÂM
Ngoài lúa, Bayer Việt Nam triển khai thành công mô hình Better Life Farming tại các vùng trồng sầu riêng và cà phê trọng điểm, đặc biệt là tại Tây Nguyên. Các giải pháp Bội thu cho sầu riêng và cà phê kết hợp các phương pháp canh tác hiện đại đã giúp tăng năng suất và chất lượng sản phẩm, đồng thời giảm thiểu tác động tiêu cực từ dịch hại và biến đổi khí hậu. Trong năm 2024, một số vườn sầu riêng tại Đăk Nông đã áp dụng thử nghiệm bộ giải pháp này kết hợp các phương pháp canh tác hiện đại. Kết quả cho thấy sản lượng sầu riêng đã tăng lên gần 20%, chất lượng trái cây được cải thiện rõ rệt, đáp ứng các tiêu chuẩn xuất khẩu quốc tế.