'Không gian gốm Bát Tràng' tái hiện sự kiện lịch sử dân tộc

Chương trình chính luận nghệ thuật 'Cùng nhau giữ nước' do Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, UBND Hà Nội giao Trung tâm PT-TH Quân đội tổ chức, kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân. Sự kiện thu hút 3.000 khán giả tham dự. Đây được xem là một hoạt động giáo dục truyền thống, lịch sử, tái hiện hành trình dựng nước và giữ nước đầy gian khó nhưng rất đỗi vinh quang của dân tộc.


9 tác phẩm gốm của Không gian nghệ thuật Bát Tràng đã gây ấn tượng mạnh với người xem khi tái hiện lại trên gốm lịch sử xây dựng đất nước từ thời kỳ truyền thuyết "con rồng cháu tiên" cho tới chiến thắng 1975 thống nhất đất nước.

"Con rồng cháu tiên" và "Hùng Vương dựng nước"

'Không gian gốm Bát Tràng' tái hiện sự kiện lịch sử dân tộc- Ảnh 1.
'Không gian gốm Bát Tràng' tái hiện sự kiện lịch sử dân tộc- Ảnh 2.

Tác phẩm "Con rồng cháu tiên" và "Hùng Vương dựng nước"

Tác phẩm "Con rồng cháu tiên" tái hiện truyền thuyết nguồn gốc Rồng Tiên của dân tộc Việt. Đây là tác phẩm gốm vuốt tay với thủ pháp điêu khắc và ám họa thủ công, được các nghệ nhân tài hoa thực hiện trong gần 200 giờ miệt mài chế tác, 72 giờ luyện trong lửa đỏ. Tác phẩm được phủ lớp men cổ quý hiếm cổ truyền Bát Tràng, làm nên một tác phẩm tinh xảo.

Tác phẩm "Hùng Vương Dựng Nước" thể hiện trên đĩa trưng bày, khắc họa hình tượng Vua Hùng dựng nước, được nghệ nhân vẽ thủ công bằng màu men chàm cổ. Các hoa văn trống đồng làm nổi bật lên hình ảnh của Vua Hùng uy nghiêm. Đĩa vẽ hình Quốc tổ phủ lớp men rạn hoàng thổ giúp cho tác phẩm mang nét cổ kính.

"Anh hùng Lĩnh Nam - Hai Bà Trưng khởi nghĩa"

Đây là tác phẩm lục bình cỡ lớn, khắc họa hình ảnh hai Bà Trưng Trắc và Trưng Nhị lãnh đạo khởi nghĩa, chống giặc phương Bắc. Hình ảnh trận chiến được tái hiện đầy sống động và oanh liệt bởi thủ pháp điêu khắc thủ công, cả hai nữ anh hùng và kỵ binh, tượng binh đều mang tinh thần quyết chiến và quyết thắng.

'Không gian gốm Bát Tràng' tái hiện sự kiện lịch sử dân tộc- Ảnh 3.

"Chiếu Dời Đô - Kiến trúc Thành Thăng Long" và "Chiến trận Bạch Đằng - Đại phá quân Nguyên

"Chiếu Dời Đô - Kiến trúc Thành Thăng Long" là tác phẩm thể hiện trên bình chóe hình tượng vua Lý Thái Tổ tay cầm chiếu Thư uy nghi đứng trước điện Thiên An. Trên bầu trời Rồng thiêng ẩn hiện trong đám tường vân, xa xa đoàn thuyền nô nức theo vua ra kiến tạo kinh thành Thăng Long. Tác phẩm được vuốt tay thủ công kết hợp với thủ pháp khắc nổi và ám họa độc đáo và phủ lớp men cổ Hoàng Thổ.

'Không gian gốm Bát Tràng' tái hiện sự kiện lịch sử dân tộc- Ảnh 4.

Hai tác phẩm "Chiếu Dời Đô - Kiến trúc Thành Thăng Long" và "Chiến trận Bạch Đằng - Đại phá quân Nguyên"

Tác phẩm "Chiến Trận Bạch Đằng - Đại thắng quân Nguyên" khắc họa trận chiến Bạch Đằng trên bình chóe men hoàng thổ. Trên bình là hình ảnh Hưng Đạo Đại Vương đứng trên soái hạm đích thân đốc chiến, hào khí Đông A ngút trời, Đằng giang dậy sóng.

Tác phẩm được thực hiện theo phương pháp vuốt tay, trải qua trăm giờ chế tác, luyện qua trên ngàn độ lửa, phủ lớp men hoàng thổ cổ truyền. Tác phẩm đã làm sống lại khoảnh khắc hào hùng của cha ông năm xưa.

"Bình ngô đại cáo - Hoàn trả gươm thần" và "Chiến thắng Điện Biên - Lừng lẫy năm châu"

Tác phẩm hoàn trả gươm thần được tái hiện chi tiết bằng nét vẽ thủ công trên chiếc bảo bình, phủ lớp men tro cổ trong trên xương đất trắng, khắc họa hình ảnh vua Lê Thái Tổ trả gươm thiêng cho rùa thần trên hồ Lục Thuỷ, đánh dấu giai đoạn đất nước trở lại cuộc sống hoà bình.

'Không gian gốm Bát Tràng' tái hiện sự kiện lịch sử dân tộc- Ảnh 5.
'Không gian gốm Bát Tràng' tái hiện sự kiện lịch sử dân tộc- Ảnh 6.

Hai tác phẩm "Bình ngô đại cáo - Hoàn trả gươm thần" và "Chiến thắng Điện Biên - Lừng lẫy năm châu"

Với tác phẩm "Chiến thắng Điện Biên - Lừng lẫy năm châu", sự kiện Điện Biên Phủ được khắc họa trên bình tỏi. Tâm điểm là lá cờ đỏ tung bay trên hầm Đờ Cát, xung quanh là tiếng hò kéo pháo, tiếng hét xung phong của người chiến sĩ can trường. Tác phẩm dùng thủ pháp vẽ thủ công trên bối cảnh panorama bằng nét vẽ men lam truyền thống. Trên chất liệu gốm quê hương với niềm tự hào sâu sắc, nghệ nhân gốm đã gửi gắm thật nhiều tâm huyết vẽ nên trang sử hào hùng của dân tộc.

"Cùng nhau giữ nước" và "Mùa xuân đại thắng"

Tác phẩm Mai bình Bát Tràng tái hiện các chiến sĩ quây quần bên thềm đền Giếng. Trên Bình gốm vuốt tay bức tranh màu thủy mặc mộc mạc, được phủ lớp men tro cổ mang dấu tích thời gian.

'Không gian gốm Bát Tràng' tái hiện sự kiện lịch sử dân tộc- Ảnh 7.
'Không gian gốm Bát Tràng' tái hiện sự kiện lịch sử dân tộc- Ảnh 8.

Tác phẩm "Cùng nhau giữ nước" và "Mùa xuân đại thắng"

Tác phẩm "Mùa xuân đại thắng" là chiếc tỏi bình tái hiện lá cờ giải phóng trên nóc dinh Độc Lập, đánh dấu cột mốc lịch sử hai miền Bắc Nam sum họp. Bình làm từ chất liệu mộc mạc của màu men lam phủ men tro cổ, trên trời đôi bồ câu trắng tự do tung bay dù bầu trời còn vương khói bụi. Đây cũng là thông điệp mà người làm gốm gửi vào trong tác phẩm và chương trình "Cùng nhau giữ nước".

Có thể thấy, Gốm Bát Tràng đã kể câu chuyện lịch sử bằng nghệ thuật gốm truyền thống một cách mới mẻ và đặc sắc. Nghệ thuật gốm Bát Tràng khẳng định là tinh hoa gốm sứ Việt, gắn với dòng chảy của cuộc sống hiện đại, không ngừng đưa nghệ thuật gốm sứ Việt lên tầm cao mới.

Không gian gốm Bát Tràng có hệ thống phân phối từ Bắc vào Nam. Một số dòng sản phẩm đặc trưng: đồ thờ Bát Tràng, lộc bình, ấm chén, bát đĩa gốm sứ, bình hoa, chum ngâm rượu, hũ gạo tài lộc và rất nhiều các sản phẩm gốm gia dụng, gốm trang trí khác.

Gốm sứ Bát Tràng không những là vật dụng, quà tặng, đồ lưu niệm hay đồ décor, mà còn mang những giá trị lịch sử và nghệ thuật.

Tại TP.HCM, khách hàng có thể đến showroom Không gian gốm Bát Tràng gần nhất. Hoặc đặt mua sản phẩm qua hotline 0912 809 908, website: www.khonggiangom.com


Thời tiết

Văn hóa

Giải trí

Thể thao