Góc ký họa: Kênh Tàu Hủ - tuyến giao thương huyết mạch của Sài Gòn xưa

Theo Gia Định thành thông chí, ban đầu nơi đây chỉ là con rạch nhỏ. Để tiện lưu thông giữa Sài Gòn và miền Tây Nam bộ, khoảng năm 1772, tướng Nguyễn Cửu Đàm cho đào thành kênh Ruột Ngựa. Năm 1819, vua Gia Long cho mở rộng kênh và lấy tên An Thông hà (sông An Thông), sau đổi tên thành kênh Tàu Hủ.

Góc ký họa: Kênh Tàu Hủ - tuyến giao thương huyết mạch của Sài Gòn xưa- Ảnh 1.

Tắm ngựa trên kênh Tàu Hủ hồi thế kỷ 19 - ký họa của KTS Trần Xuân Hồng

Đầu thế kỷ 19 và 20, kênh Tàu Hủ trở thành tuyến giao thương thủy huyết mạch. Nông sản và lúa gạo từ miền Tây lên Sài Gòn tập kết tấp nập tại Bến Bình Đông (còn được gọi là đại lộ Tàu Hủ) hoặc các bến, chành, kho dọc kênh tạo thành nét văn hóa giao thương "trên bến dưới thuyền" đặc trưng của Sài Gòn lúc bấy giờ.

Góc ký họa: Kênh Tàu Hủ - tuyến giao thương huyết mạch của Sài Gòn xưa- Ảnh 2.

Dãy nhà trên Bến Bình Đông - ký họa của KTS Phan Đình Trung

Góc ký họa: Kênh Tàu Hủ - tuyến giao thương huyết mạch của Sài Gòn xưa- Ảnh 3.

Nét văn hóa trên bến dưới thuyền - ký họa của KTS Linh Hoàng

Góc ký họa: Kênh Tàu Hủ - tuyến giao thương huyết mạch của Sài Gòn xưa- Ảnh 4.

Rộn ràng thuyền hoa trên kênh Tàu Hủ ngày giáp tết - ký họa của NTK Lê Quang Khánh

Góc ký họa: Kênh Tàu Hủ - tuyến giao thương huyết mạch của Sài Gòn xưa- Ảnh 5.

Thuyền hoa trên kênh Tàu Hủ - ký họa cùa KTS Trần Thái Nguyên

Từ thập niên 1950, con kênh rất ô nhiễm do những khu nhà ổ chuột của dân nhập cư xây lấn, đổ rác thải sinh hoạt thẳng xuống. Năm 2013, dự án cải tạo tuyến kênh Tàu Hủ - Bến Nghé, kênh Đôi và kênh Tẻ hoàn thành khiến con kênh sạch sẽ trở lại. Đoạn kênh Tàu Hủ ngày nay dài khoảng 6 km, chạy dọc đại lộ Võ Văn Kiệt (khoảng từ cầu chữ Y, Q.8 tới đoạn rạch Ruột Ngựa và rạch Lò Gốm, Q.6).

Góc ký họa: Kênh Tàu Hủ - tuyến giao thương huyết mạch của Sài Gòn xưa- Ảnh 6.

Khu nhà nghèo ven kênh Tàu Hủ - ký họa của Ngô Quốc Thuận, sinh viên Trường ĐH Nguyễn Tất Thành

Góc ký họa: Kênh Tàu Hủ - tuyến giao thương huyết mạch của Sài Gòn xưa- Ảnh 7.

Thuyền hoa cập bến Bình Đông dịp tết - ký họa của KTS Phan Đình Trung

Góc ký họa: Kênh Tàu Hủ - tuyến giao thương huyết mạch của Sài Gòn xưa- Ảnh 8.

Xóm nghèo trên kênh Tàu Hủ khi chưa bị giải tỏa - ký họa của NTK Lê Quang Khánh

Góc ký họa: Kênh Tàu Hủ - tuyến giao thương huyết mạch của Sài Gòn xưa- Ảnh 9.

Kênh Tàu Hủ những ngày còn thưa thớt -tranh của KTS Phùng Thế Huy

Góc ký họa: Kênh Tàu Hủ - tuyến giao thương huyết mạch của Sài Gòn xưa- Ảnh 10.

Một thời ghe thuyền tấp nập - ký họa của KTS Bùi Hoàng Bảo

Nguồn gốc tên "Tàu Hủ" cũng nhiều giả thuyết. Theo nhà văn hóa học, ngôn ngữ học Huỳnh Tịnh Của và Trương Vĩnh Ký, "Tàu Hủ" là do người Việt đọc trại từ "Tàu Khậu" (*). Trong khi đó, theo nhà nghiên cứu Bùi Đức Tịnh, "Tàu Hủ" vốn đọc trại từ "Cổ Hũ" (vì khúc kênh chỗ này phình ra, thắt lại giống cổ của cái hũ). 

Góc ký họa: Kênh Tàu Hủ - tuyến giao thương huyết mạch của Sài Gòn xưa- Ảnh 11.

Bến thuyền hoa xuân - ký họa của KTS Linh Hoàng

(*): Lúc xưa, dọc kênh Tàu Hủ có những khu nhà kho, người Triều Châu gọi khu này là "Thổ Khố" (đọc là "Tàu Khậu", nghĩa là khu nhà đất).


 

Thời tiết

Văn hóa

Giải trí

Thể thao