Độc đáo cầu gãy sông Bé, di tích lịch sử văn hóa ở Bình Dương

Theo thông tin lưu giữ tại di tích lịch sử, văn hóa cầu sông Bé, cầu gãy sông Bé thuộc 2 xã Phước Hòa và Vĩnh Hòa (H.Phú Giáo, Bình Dương), phần còn lại của cây cầu gồm mỗi bên 3 nhịp, có chiều dài khoảng 50 mét (mỗi bên), được UBND tỉnh Bình Dương công nhận là di tích lịch sử, văn hóa cấp tỉnh năm 2012.

Độc đáo cầu gãy sông Bé, di tích lịch sử văn hóa ở Bình Dương- Ảnh 1.

Cầu gãy hướng nhìn về thượng nguồn sông Bé

ẢNH: ĐỖ TRƯỜNG

Cầu sông Bé nối liền 2 xã Phước Hòa và Vĩnh Hòa (H.Phú Giáo ngày nay) được Pháp xây dựng từ năm 1925 để phục vụ cho quá trình khai thác, mở rộng các đồn điền cao su tại Phú Giáo và Phước Long (thuộc Bình Phước hiện nay).

Độc đáo cầu gãy sông Bé, di tích lịch sử văn hóa ở Bình Dương- Ảnh 2.

Khi rừng cao su vào mùa thay lá, khu vực này thu hút nhiều người trẻ đến tham quan, "check in"

ẢNH: ĐỖ TRƯỜNG

Cầu được xây dựng bằng bê tông cốt thép có chiều rộng khoảng 4,5 mét, chỗ cao nhất khoảng 6 mét và chỗ thấp nhất 3,5 mét. Riêng phần chân cầu cao 30 mét tính từ đáy sông (là phụ lưu của sông Đồng Nai chảy qua các tỉnh Đắk Nông, Bình Phước, Bình Dương và Đồng Nai).

Độc đáo cầu gãy sông Bé, di tích lịch sử văn hóa ở Bình Dương- Ảnh 3.

Những nhịp cầu còn lại bên xã Vĩnh Hòa

ẢNH: ĐỖ TRƯỜNG

Trong kháng chiến chống Pháp, cầu sông Bé cũng là địa điểm xử bắn những công nhân đồn điền cao su biểu tình, đấu tranh cách mạng đòi độc lập dân tộc bị thực dân Pháp đàn áp, kết án tù…

Độc đáo cầu gãy sông Bé, di tích lịch sử văn hóa ở Bình Dương- Ảnh 4.

Những nhịp cầu còn lại bên xã Vĩnh Hòa

ẢNH: ĐỖ TRƯỜNG

Từng là điểm xử bắn người hoạt động cách mạng

Trong kháng chiến chống Mỹ, cầu sông Bé là tuyến giao thông huyết mạch của chính quyền Sài Gòn, và cũng là điểm xử bắn những người hoạt động cách mạng, sau đó đẩy thi thể xuống sông...

Độc đáo cầu gãy sông Bé, di tích lịch sử văn hóa ở Bình Dương- Ảnh 5.

Cầu sông Bé trải qua những thăng trầm 100 năm của lịch sử

ẢNH: ĐỖ TRƯỜNG

Đêm 27 rạng sáng ngày 28.4.1975, lực lượng vũ trang H.Phú Giáo đã tấn công các đồn, bốt của địch ở khu vực cầu sông Bé để mở đường cho 2 cánh quân của Quân đoàn 1 từ hướng tây nam (Bến Cát, nay là H.Bàu Bàng, Bình Dương) xuống Dĩ An, Lái Thiêu (Bình Dương ngày nay) áp sát, chuẩn bị tiến vào Sài Gòn.

Ngày 29.4.1975, lực lượng vũ trang H.Phú Giáo đã đánh bật quân địch ở Chỉ khu Phú Giáo (TT.Phước Vĩnh, H.Phú Giáo ngày nay) buộc phải chạy rút về Lai Khê, Bến Cát (nay thuộc H.Bàu Bàng) qua cầu sông Bé.

Độc đáo cầu gãy sông Bé, di tích lịch sử văn hóa ở Bình Dương- Ảnh 6.

Cầu Sông Bé được rào chắn lại để đảm bảo an toàn

ẢNH: ĐỖ TRƯỜNG

Trên đường rút chạy vào chiều 29.4.1975, chỉ huy Trung đội biệt kích Ngụy tại Phước Vĩnh đã cho nổ mìn đánh sập những nhịp ở giữa cầu để tránh sự truy kích của quân ta.

Tuy nhiên, đến 13 giờ chiều ngày 30.4.1975, lực lượng vũ trang H.Phú Giáo phối hợp với lực lượng ở Phước Vĩnh đánh chiếm toàn bộ Chỉ khu quân sự của địch ở Phước Vĩnh và Chi bộ xã Tân Bình (nay là TT.Tân Bình, H.Bắc Tân Uyên, Bình Dương) tập trung lực lượng du kích xã chặn đánh địch trên đường rút chạy, tiêu diệt trên 200 tên, đồng thời giải phóng toàn bộ H.Phú Giáo.

Độc đáo cầu gãy sông Bé, di tích lịch sử văn hóa ở Bình Dương- Ảnh 7.

Hai cây cầu mới được xây dựng gần cầu gãy về phía thượng nguồn sông Bé

ẢNH: ĐỖ TRƯỜNG

Sau giải phóng, chính quyền và quân dân tỉnh Sông Bé lúc bấy giờ (nay là Bình Dương, Bình Phước) cho xây dựng 1 cây cầu khác có tên là cầu Phước Hòa (gần cây cầu gãy sông Bé, về phía thượng nguồn).

Độc đáo cầu gãy sông Bé, di tích lịch sử văn hóa ở Bình Dương- Ảnh 8.

Cầu Phước Hòa hiện tại

ẢNH: ĐỖ TRƯỜNG

Ngày nay, bên cạnh cầu Phước Hòa đã xây dựng thêm 1 cây cầu song song (mỗi cầu cho di chuyển một chiều) phục vụ phát triển kinh tế, xã hội. Cầu Phước Hòa hiện nay trên đường ĐT.741 (quốc lộ 13B cũ) là tuyến giao thông huyết mạch, cửa ngõ của Tây nguyên với các tỉnh Đông Nam bộ.

Thời tiết

Văn hóa

Giải trí

Thể thao