Chuyện đời chuyện nghề: Mối duyên giữa danh họa và nhà sưu tập

Đứng sau ấn phẩm này là 2 nhà sưu tập Lê Quang Vinh và Phạm Quốc Đạt - những người đã "hồi hương" về VN các tác phẩm của danh họa Trần Phúc Duyên.

Tại buổi tọa đàm ra mắt sách diễn ra vào sáng 11.1 ở TP.HCM, ông Phạm Quốc Đạt cho biết nhan đề Duyên có rất nhiều ý nghĩa. "Duyên" vừa là tên của cố họa sĩ, vừa là vẻ đẹp "có duyên", vừa là "khởi nguyên" trong nghĩa cổ - căn nguyên cho hành trình sưu tập và cũng là "hữu duyên" khi trong quá trình này, ông đã gặp được nhiều nhà nghiên cứu, giám tuyển cũng như đội ngũ nhân sự trẻ trong các khâu in ấn, tổ chức triển lãm

Chuyện đời chuyện nghề: Mối duyên giữa danh họa 
và nhà sưu tập- Ảnh 1.

Hai nhà sưu tập Lê Quang Vinh (trái) và Phạm Quốc Đạt

ẢNH: T.D

Bên cạnh đó, ông Lê Quang Vinh cũng chia sẻ có 3 lý do để mình bắt đầu tìm đến nghệ thuật của cố họa sĩ Trần Phúc Duyên. Năm 25 tuổi, vì muốn tìm một thứ gì đó có ý nghĩa với bản thân mà ông đã ra nước ngoài. Tại Anh, vì nhận được nhiều sự giúp đỡ nên ông muốn lan tỏa những giá trị yêu thương đến cho nhiều người hơn nữa, nhưng khi ấy vẫn chưa biết phải làm gì. Một lần nọ, khi đến Bảo tàng Heineken Experience của Hà Lan, nhìn cách mà đất nước này lan tỏa giá trị nghệ thuật, ông đã biết điều mình cần làm.

Sau đó, khi nghiên cứu về lịch sử mỹ thuật VN, ông Vinh và ông Đạt nhận thấy có một khoảng trống lớn trong giai đoạn thuộc về lứa họa sĩ và giảng viên người Pháp của Trường Mỹ thuật Đông Dương. Một hạnh ngộ khác là khi đọc được một bài chia sẻ về "kho tàng" hội họa bị "bỏ quên" ở một lâu đài châu Âu, cả hai đã tìm đến và ngay lập tức yêu quý những khung cảnh đậm chất Việt của Trần Phúc Duyên - họa sĩ xuất thân từ Trường Mỹ thuật Đông Dương. Và hành trình gắn với những tác phẩm của danh họa Trần Phúc Duyên của họ kéo dài mãi cho đến hôm nay.

Thời tiết

Văn hóa

Giải trí

Thể thao