Việt Nam - Ba Lan ký ghi nhớ mở ra nhiều cơ hội việc làm

Theo nội dung bản ghi nhớ, hai nước mở rộng hợp tác trong các lĩnh vực về pháp luật lao động như xây dựng chính sách việc làm tích cực cho các nhóm yếu thế trong thị trường lao động; đào tạo lại cho người đã có việc làm và người thất nghiệp; bảo trợ xã hội và trợ giúp xã hội cho các nhóm lao động dễ bị tổn thương; quản lý lao động di cư, ngăn ngừa tình trạng làm việc bất hợp pháp; an sinh xã hội và phát triển hệ thống hưu trí.

Việt Nam - Ba Lan ký ghi nhớ mở ra nhiều cơ hội việc làm - Ảnh 1.

Hai Bộ trưởng ký bản ghi nhớ hợp tác trong lĩnh vực lao động và xã hội

Việc ký ghi nhớ mở ra nhiều cơ hội việc làm mới cho lao động Việt Nam.

Kể từ năm 2015, các doanh nghiệp Việt Nam đã bắt đầu thực hiện việc đưa người lao động sang làm việc tại Ba Lan. Tính đến nay, đã có 46 doanh nghiệp được cấp phép cung ứng lao động, với tổng số 7.145 lao động đã ký hợp đồng.

Việt Nam - Ba Lan ký ghi nhớ mở ra nhiều cơ hội việc làm - Ảnh 2.

Việc ký ghi nhớ mở ra nhiều cơ hội việc làm mới tại Ba Lan dành cho lao động Việt Nam

Từ năm 2017 đến nay, tổng số lao động đã xuất cảnh là 3.214 người, trong đó hơn 2.500 lao động Việt Nam hiện sinh sống, làm việc tại Ba Lan.

Lao động Việt Nam làm việc tại Ba Lan tập trung trong các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, thực phẩm, với các ngành nghề chủ yếu là thợ hàn, thợ xây, thợ sơn, công nhân chế biến thực phẩm, vệ sinh công nghiệp, thợ làm bánh…

Phần lớn lao động Việt Nam làm việc tại Ba Lan có việc làm và thu nhập tương đối ổn định, dao động 800-1.200 USD/tháng, tùy ngành nghề và trình độ tay nghề.

Thời tiết

Văn hóa

Giải trí

Thể thao