Liệu não người có thể cạn kiệt bộ nhớ?

Não người có thể cạn kiệt bộ nhớ? khám phá khả năng lưu trữ của bộ não - Ảnh 1.

Mô phỏng hoạt động của não người

ảnh: viện khoa học thần kinh Rockefeller WVU

Dù bạn có cảm thấy bị rút cạn toàn bộ sức lực trước kỳ thi hoặc sau một đêm không ngủ để hoàn thành công việc đúng hạn, các nhà khoa học thần kinh cho hay rất khó để dùng hết năng lực của não người khỏe mạnh.

Live Science hôm 15.7 dẫn lời giáo sư Elizabeth Kensinger, chuyên ngành tâm lý học và thần kinh tại Đại học Boston (Mỹ), nói rằng hiện giới khoa học vẫn chưa xác định được giới hạn cụ thể về lượng thông tin mà não có thể lưu trữ.

"Trí nhớ hay ký ức có thể được xem là dữ liệu mà não bộ sử dụng để nhận biết thời khắc hiện tại, đưa ra những dự báo về tương lai, và lên kế hoạch cho việc học tập tiếp theo", theo vị giáo sư.

Điều này do não bộ không lưu trữ ký ức theo từng tập tin cô lập trên một tế bào não cụ thể. Thay vào đó, một ký ức cùng lúc được phân bổ xuyên suốt nhiều tế bào thần kinh, gọi là engram, chỉ nhóm tế bào não liên kết và phân tán khắp các khu vực của não bộ.

Mỗi tế bào não đóng vai trò trong nhiều ký ức khác nhau.

Chẳng hạn, một ký ức như buổi tiệc sinh nhật tuổi 12 của một người, không được "nhét" vào một tập tin duy nhất. Mọi thứ, từ màu bóng bay, vị bánh kem, tiếng bạn bè hát chúc mừng, và cảm xúc háo hức, tất cả đều kích hoạt những trung tâm cảm xúc và giác quan khác nhau.

Những vùng não cùng hợp lực "ghi nhớ" ký ức theo một mô hình cụ thể. Khi nhớ lại, não không mở "một thư mục" duy nhất như trong trường hợp điện thoại hoặc máy tính, mà kích hoạt lại mô hình cụ thể này.

Phương pháp trên mang đến lợi thế đáng kể, vì các tế bào thần kinh có thể tham gia vô số tổ hợp khác nhau, và não có thể mã hóa những khối lượng khổng lồ ký ức.

Giáo sư Kensinger cho hay những ký ức liên quan có thể chia sẻ những mô hình trùng lặp nhau, cho phép con người tổng hợp hóa và đưa ra những dự báo. Và nếu một vài tế bào thần kinh bị tổn hại, ký ức vẫn có thể được khôi phục nhờ lợi thế không được lưu trữ trong một vị trí.

Giáo sư Paul Reber của Đại học Tây Bắc (Mỹ) phân tích vì mỗi tế bào thần kinh tham gia vào nhiều ký ức khác nhau, các tổ hợp ký ức tăng theo cấp số nhân.

Nếu não bộ không bị giới hạn bộ nhớ, vậy tại sao chúng ta không thể nhớ mọi thứ? Điều này do hệ thống ghi nhớ ký ức của não người vận hành chậm hơn lượng thông tin cuồn cuộn đổ vào mỗi ngày. Chỉ có một phần nhỏ thông tin có thể được ghi nhận và lưu trữ dài hạn.

Thời tiết

Văn hóa

Giải trí

Thể thao