Trong đó, đất trồng lúa 3.500 ha, chiếm 9,9% tổng diện tích tự nhiên, phân bố chủ yếu tại huyện Củ Chi, Bình Chánh; đất rừng phòng hộ 34.087 ha, chiếm 15,76% tổng diện tích tự nhiên; đất rừng đặc dụng 209 ha, chiếm 0,10% tổng diện tích tự nhiên; đất rừng sản xuất 792 ha, chiếm 0,37% tổng diện tích tự nhiên và các loại đất nuôi thủy sản, chăn nuôi, làm muối...
Trong khi đó, đến 2030 diện tích đất phi nông nghiệp của TP.HCM là 1.029.907 ha, chiếm 60,08% tổng diện tích tự nhiên. Cụ thể, đất quốc phòng 3.267 ha, đất an ninh 616 ha, đất khu công nghiệp 8.369 ha, đất công trình giao thông 22.342 ha. Đến 2030, toàn thành phố còn 309 ha đất chưa sử dụng, chiếm 0,14% tổng diện tích tự nhiên.

Đến năm 2030, TP.HCM có 86.012 ha đất nông nghiệp
ẢNH: ĐÌNH SƠN
Theo đánh giá của Sở Tài nguyên - Môi trường, công tác dự báo nhu cầu sử dụng đất của các quận, huyện, TP.Thủ Đức còn chưa bám sát với thực tiễn của địa phương cũng là nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
Xuất phát từ yêu cầu thực tế của địa phương muốn nhanh chóng nắm bắt thời cơ mới, nên trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của thành phố đã có những bước đi mang tính đột phá, một số chỉ tiêu dự báo trong quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội bị phá vỡ.
Chính vì vậy, những cơ sở, căn cứ để dự báo nhu cầu sử dụng đất trong kỳ kế hoạch chưa lường hết được khả năng biến động sử dụng đất của từng ngành, lĩnh vực. Đặc biệt là sức hút đầu tư trong các lĩnh vực dịch vụ, thương mại, đầu tư nước ngoài tăng mạnh làm cho nhu cầu sử dụng đất không ngừng tăng lên, do vậy quy hoạch cần thiết phải được điều chỉnh.