Ở đường chân trời, nhiều người nhận thấy mặt trời và mặt trăng có thể trông "méo mó" khác với bình thường. Các cạnh của chúng có thể trông lởm chởm. Các vùng dưới cùng của chúng có thể phẳng ra hoặc co lại thành bệ đỡ.
Nguyên nhân là gì?
Lý giải cho hiện tượng này, trang EarthSky.com cho biết câu trả lời nằm ở sự khúc xạ khí quyển, hiệu ứng của ánh sáng truyền qua các mật độ và nhiệt độ khác nhau của không khí. Khúc xạ là hiệu ứng tương tự khiến một chiếc thìa trong một cốc nước trông như bị vỡ làm đôi.

Bạn có để ý thấy mặt trời có phần "méo mó" khi ở đường chân trời?
ẢNH: XÌ THANH
Sự thật là khi bạn nhìn về phía bất kỳ đường chân trời nào, bạn đang nhìn qua nhiều lớp không khí hơn so với khi bạn nhìn lên trên. Chính lượng không khí lớn hơn này gây ra hiện mặt trời và mặt trăng có hình dạng kỳ lạ khi mắt ta quan sát.
Ở thiên đỉnh (thẳng lên trên), bầu khí quyển sẽ mỏng nhất. Đó là lý do tại sao các nhà thiên văn học chuyên nghiệp thích quan sát các vật thể quan tâm của họ ở vị trí càng cao trên bầu trời càng tốt (và trong phạm vi kính thiên văn của họ cho phép) vì nó làm giảm tác động của bất kỳ sự biến dạng khí quyển nào khi vật thể ở thấp hơn trên bầu trời.
Như đã nói, chúng ta biết có nhiều không khí hơn theo hướng chân trời. Bây giờ hãy xem xét tất cả các cách khác nhau mà sự khúc xạ ảnh hưởng đến bình minh, hoàng hôn, mặt trăng mọc hoặc lặn.
Ở đó, không chỉ lượng khí quyển đóng vai trò quan trọng mà còn có áp suất, nhiệt độ và độ ẩm. Tất cả đều ảnh hưởng đến mật độ không khí và do đó ảnh hưởng đến lượng tia sáng bị bẻ cong hoặc khúc xạ trên đường đi của chúng. Do đó, nhiệt độ thay đổi theo các lớp không khí khác nhau có thể làm ánh sáng lan tỏa để bạn thấy hình ảnh nhiều lớp của vật thể bạn đang nhìn.
Tại sao hoàng hôn lại có màu đỏ?
Khi sự khúc xạ khí quyển ở mức cực đại, bạn có thể thấy ảo ảnh. Đây là tình huống tương tự, ánh sáng bị bẻ cong và làm méo hình ảnh. Nhưng ở đây, nó có thể bị khúc xạ quá nhiều đến mức có hiệu ứng phản chiếu và bạn sẽ thấy hình ảnh kéo dài hoặc nhiều hình ảnh. Hoặc nó có thể hiển thị hình ảnh bị dịch chuyển khiến mặt trăng xuất hiện cao hơn trên bầu trời so với thực tế.

Hoàng hôn, bình minh và mặt trăng xuất hiện đỏ hơn gần đường chân trời
ẢNH: TRẦN GIA THIỀU
Chuyên gia cho biết ánh sáng có bước sóng khác nhau phản ứng khác nhau. Ví dụ, ánh sáng xanh (có nhiều năng lượng hơn, bước sóng ngắn hơn và tần số cao hơn) bị ảnh hưởng bởi sự khúc xạ nhiều hơn ánh sáng đỏ. Điều đó có nghĩa là màu đỏ có nhiều khả năng đi qua bạn hơn màu xanh.
Đó là lý do tại sao hoàng hôn, bình minh và mặt trăng xuất hiện đỏ hơn gần đường chân trời.
EarthSky.com cho biết mặt trời và mặt trăng có hình dạng "kỳ lạ" là cơ hội chụp ảnh tuyệt vời. Bình minh, hoàng hôn, trăng mọc và trăng lặn là những cơ hội để người yêu thiên văn có thể chụp những bức ảnh đẹp.