Phát huy hiệu lực sau sáp nhập

Trong 17 chỉ tiêu kinh tế - xã hội của năm 2024 thì Bình Thuận có 3 chỉ tiêu không đạt kế hoạch, trong đó có tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm nội tỉnh (GRDP). Một điều cần chú ý là việc lập, điều chỉnh các loại quy hoạch còn kéo dài, tiến độ xây dựng, phê duyệt quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết còn chậm. Điều này không chỉ làm ảnh hưởng đến việc triển khai các dự án đầu tư, nhất là các dự án du lịch, mà còn làm mất cơ hội phát triển của doanh nghiệp và các nhà đầu tư.

Bên cạnh đó, công tác quản lý tài nguyên đất đai; môi trường, xây dựng, trật tự đô thị còn nổi lên nhiều vấn đề, như tình trạng khai thác, vận chuyển, mua bán, tiêu thụ khoáng sản trái phép, lấn chiếm đất công, đất dự án, xây dựng trái phép, không phép trong năm vẫn xảy ra khá nhiều vụ việc mà Báo Thanh Niên từng phản ánh.

Ngoài ra, việc tháo gỡ vướng mắc cho các dự án, nhất là các dự án về du lịch ven biển còn nhiều điểm nghẽn. Theo báo cáo của tỉnh, năm 2024 có tới 45 dự án bị vướng về xác định giá đất chậm được tháo gỡ; ảnh hưởng lớn đến kết quả thu ngân sách của địa phương, khiến tỉnh phải mất rất nhiều thời gian giải quyết.

Đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách, thậm chí cả những dự án trọng điểm của tỉnh lại vướng nút thắt về bồi thường, giải phóng mặt bằng. Điển hình như dự án cầu Cà Ty không có mặt bằng để đơn vị thi công triển khai, dự án đường tỉnh 719B vướng mỏ titan không bàn giao được mặt bằng để thi công.

Những "điểm nghẽn" của nền kinh tế tỉnh Bình Thuận đã được nhận diện, cần phải có phương pháp và quyết tâm giải quyết của cả bộ máy, nhất là tinh thần, trách nhiệm, dám nghĩ, dám làm của đội ngũ công chức; trong đó có vai trò quyết định của cán bộ lãnh đạo, quản lý; phát huy sức mạnh, hiệu lực, hiệu quả của hệ thống công vụ sau sáp nhập, tinh giản.

Thời tiết

Văn hóa

Giải trí

Thể thao