Tần suất đại tiện tiết lộ điều bí mật trong tim gan, thận của bạn

Các nhà khoa học tại Viện nghiên cứu Institute for Systems Biology (ISB) của Mỹ đã xem xét nhật ký đi đại tiện của 1.400 người trưởng thành khỏe mạnh để xem tần suất đi đại tiện (BMF) ảnh hưởng đến cơ thể thế nào.

Những người tham gia khỏe mạnh, không dùng thuốc, không có bệnh lý nghiêm trọng, và tùy theo tần suất đi tiêu, được chia thành 4 nhóm:

  • Táo bón: 1 lần một tuần
  • Bình thường ít: 3 - 6 lần một tuần
  • Bình thường nhiều: 1 - 3 lần một ngày
  • Tiêu chảy.
Tần suất đại tiện tiết lộ điều bí mật trong tim, gan, thận của bạn- Ảnh 1.

Những khác biệt về đại tiện liên quan đến tình trạng viêm, sức khỏe tim mạch, chức năng gan và thận

Ảnh minh họa: AI

Nghiên cứu nhằm mục đích tìm ra mối liên quan giữa tần suất đi tiêu với hoạt động bên trong cơ thể, bao gồm nhân khẩu học, di truyền, hệ vi sinh vật đường ruột, chất chuyển hóa máu và thành phần hóa học của máu.

Kết quả đã phát hiện hóa ra tần suất đi tiêu khác nhau có liên quan đến sự sự phong phú khác nhau của các loài vi khuẩn đường ruột, các chất chuyển hóa trong máu và sự thay đổi các yếu tố lối sống. Những khác biệt này liên quan đến tình trạng viêm, sức khỏe tim mạch, chức năng gan và thận, theo tạp chí khoa học New Atlas.


Uống nước chanh ấm vào buổi sáng có giúp trị được gan nhiễm mỡ

Các nhà nghiên cứu nhận thấy tuổi tác, giới tính và chỉ số khối cơ thể (BMI) đều có mối tương quan với tần suất đi tiêu. Những người trẻ tuổi, phụ nữ và những người có BMI thấp hơn có xu hướng đi vệ sinh ít thường xuyên hơn.

Cụ thể:

1 - 2 lần/ ngày: Sức khỏe tốt. Những người đại tiện 1 - 2 lần/ngày có nhiều vi khuẩn tiêu hóa chất xơ hơn, thường có lợi cho sức khỏe. Tần suất này được coi là "cân bằng" - không quá nhiều hay quá ít. Những người ăn nhiều chất xơ, uống đủ nước và tập thể dục thường xuyên có nhiều khả năng đạt được sự cân bằng này.

Những người bị táo bón hoặc tiêu chảy có mức độ vi khuẩn đường ruột thường ít có lợi cho sức khỏe hơn.

Táo bón: Hại thận, suy giảm chức năng thận. Ở những người bị táo bón, máu có nồng độ các sản phẩm phụ từ quá trình lên men protein cao hơn, cụ thể là p-cresol-sulfate và indoxyl-sulfate, gây hại cho thận. Nồng độ indoxyl-sulfate cao hơn trong máu có liên quan đến suy giảm chức năng thận.

Tác giả nghiên cứu, tiến sĩ Sean Gibbons, Phó giáo sư về vi sinh vật tại Viện Nghiên cứu Institute for Systems Biology lưu ý: Táo bón mạn tính có liên quan đến các rối loạn thoái hóa thần kinh và tiến triển của bệnh thận mạn tính ở những bệnh nhân đang mắc bệnh, theo New Atlas.

Tiêu chảy: Tổn thương gan. Ngược lại, những người bị tiêu chảy có nồng độ các dấu hiệu trong máu cao, thường liên quan đến tổn thương gan.

Điều này cho thấy mối quan hệ giữa tần suất đi tiêu, hoạt động của hệ vi khuẩn đường ruột và tổn thương các cơ quan, ngay cả ở những người khỏe mạnh.

Ngoài ra, các nhà nghiên cứu còn phát hiện ra rằng tiền sử sức khỏe tâm thần cũng liên quan đến tần suất đi tiêu.

Các nhà nghiên cứu kết luận: Lịch trình đi tiêu không chỉ liên quan đến tiêu hóa, nó còn là tín hiệu của toàn bộ cơ thể. Từ các vi khuẩn đường ruột đến thành phần hóa học của máu, tần suất đi tiêu có liên quan đến hầu hết các bộ phận. 

Thời tiết

Văn hóa

Giải trí

Thể thao