Ngày mới với tin tức sức khỏe: Uống trà sữa nhiều có sao?

Bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe, bạn đọc còn có thể xem thêm các bài viết: Ngoài 30 tuổi, liệu có nguy cơ tăng huyết áp?; Lý do nên ăn nhiều dưa hấu hơn vào mùa hè; Lợi ích bất ngờ của cần tây đối với sức khỏe...

Bác sĩ: Trà sữa ngon miệng, nhưng không nên uống nhiều

Không khó để bắt gặp hình ảnh những ly trà sữa đầy màu sắc xuất hiện khắp nơi, từ các quán nước đến mạng xã hội. Song, việc tiêu thụ quá nhiều loại thức uống này có thể gây ảnh hưởng đến gan.

Theo bà Neha Bhatt, bác sĩ tại Bệnh viện Kokilaben Dhirubhai Ambani, Mumbai (Ấn Độ), trà sữa chứa lượng đường cao. Một ly trà sữa thông thường chứa hơn 50 gram đường, vượt quá mức khuyến nghị cho một người trưởng thành trong một ngày.

 - Ảnh 1.

Việc tiêu thụ thường xuyên loại thức uống này có thể gây ảnh hưởng đến gan

Ảnh: AI

Phần lớn đường được sử dụng là đường tinh luyện chứa nhiều fructose. Khi cơ thể hấp thụ quá nhiều đường, gan sẽ phải làm nhiệm vụ xử lý.

Theo bà Bhatt, lượng fructose dư thừa sẽ được gan chuyển hóa thành chất béo. Về lâu dài, mỡ sẽ tích tụ lại trong gan, gây ra tình trạng gọi là MASLD, tức là bệnh gan nhiễm mỡ liên quan đến rối loạn chuyển hóa.

Đáng lo ngại là MASLD đang ngày càng phổ biến, đặc biệt ở những người trẻ tuổi. Giai đoạn đầu của bệnh thường không có biểu hiện rõ ràng, khiến nhiều người không nhận ra mình đang mắc bệnh. Tuy nhiên, nếu không kiểm soát, lượng mỡ trong gan có thể gây ra các tổn thương nghiêm trọng hơn. Nội dung tiếp theo của bài viết này sẽ có trên trang sức khỏe ngày 5.7.

Muốn thận khỏe hãy làm những điều này

Lợi ích bất ngờ của cần tây đối với sức khỏe

Cần tây là loại rau quen thuộc trong bữa ăn hằng ngày, thường được dùng để nấu canh, trộn gỏi hay ép nước uống.

Với hàm lượng nước cao, giàu chất chống oxy hóa và vi chất có lợi, cần tây có thể hỗ trợ tim mạch, tiêu hóa, răng miệng và thậm chí giúp cơ thể giữ nước tốt hơn.

Dưới đây là những lợi ích nổi bật của cần tây theo chia sẻ bà Amber Sommer, chuyên gia dinh dưỡng làm việc ở Mỹ.

 - Ảnh 2.

Với hàm lượng nước cao, giàu chất chống oxy hóa và vi chất có lợi, cần tây có thể hỗ trợ tim mạch, tiêu hóa, răng miệng...

Ảnh: AI

Hỗ trợ tim mạch. Nhờ hàm lượng natri thấp, cần tây là lựa chọn phù hợp cho người bị cao huyết áp hoặc mắc bệnh tim mạch.

Không chỉ vậy, các vi chất có trong thân cần tây như apigenin, magie, phthalide và kali cũng giúp bảo vệ sức khỏe tim.

Apigenin là một loại flavonoid giúp giảm viêm trong mạch máu. Magie giúp điều hòa nhịp tim. Phthalide cải thiện lưu thông máu qua động mạch và kali giúp thận loại bỏ lượng natri dư thừa trong cơ thể.

Chống viêm. Chất chống oxy hóa trong cần tây giúp chống lại các gốc tự do, bảo vệ tế bào và mô khỏi tổn thương gây viêm. Nội dung tiếp theo của bài viết này sẽ có trên trang sức khỏe ngày 5.7.

Lý do các chuyên gia dinh dưỡng khuyên nên ăn nhiều dưa hấu hơn vào mùa hè

Việc ăn dưa hấu vào mùa hè không chỉ giúp giải khát mà còn mang đến hàng loạt lợi ích cho sức khỏe.

Từ việc cấp nước, hỗ trợ tiêu hóa, cải thiện tâm trạng đến bảo vệ tim mạch và chăm sóc răng miệng, dưa hấu mang lại giá trị vượt xa một loại trái cây thông thường.

 - Ảnh 3.

Ăn dưa hấu vào mùa hè không chỉ giúp giải khát mà còn mang đến hàng loạt lợi ích cho sức khỏe

Ảnh: AI

Giúp lợi tiểu. Theo bà Louisa Mason, chuyên gia dinh dưỡng thể thao làm việc ở Mỹ, dưa hấu có khả năng hỗ trợ đào thải lượng nước dư thừa trong cơ thể mà không làm mất nhiều natri hay kali. Điều này rất cần thiết vào mùa hè, khi cơ thể dễ bị mất cân bằng điện giải do đổ mồ hôi nhiều.

Bổ sung nước. Với hàm lượng nước hơn 90%, dưa hấu còn giúp bổ sung nước một cách tự nhiên.

Bà Joan Salge Blake, chuyên gia dinh dưỡng làm việc tại Mỹ, cho biết, nhiều người lớn tuổi thường không uống đủ nước, vì vậy dưa hấu là một lựa chọn để tăng cường lượng nước nạp vào mỗi ngày. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này bạn nhé!

Thời tiết

Văn hóa

Giải trí

Thể thao