Phát biểu tại Diễn đàn Trí thức trẻ Việt Nam toàn cầu lần thứ 6, GS Nguyễn Nhật Nguyên cho biết, toàn bộ hành trình của anh, từ những ngày đầu ở Việt Nam cho đến khi trở thành một giáo sư tại Pháp, được định hình và dẫn dắt bởi 3 câu hỏi lớn mang tính hiện sinh. Chúng nảy sinh từ những xung đột văn hóa, những khủng hoảng căn tính và trở thành động lực để anh không chỉ tìm ra con đường cho riêng mình mà còn xác lập một sứ mệnh lớn hơn.
Câu hỏi đầu tiên: Tôi là ai?

GS Nguyễn Nhật Nguyên chia sẻ tại diễn đàn
ẢNH: TUẤN MINH
"Tôi bắt đầu sự nghiệp học thuật bằng việc nghiên cứu về khủng hoảng căn tính của giới trẻ Việt Nam sau đổi mới. Tôi nhận ra rằng sự thay đổi quá nhanh của xã hội đã tạo ra một thế hệ phải đối mặt với việc lựa chọn giữa lối sống hiện đại phương Tây và nề nếp truyền thống.
Từ đó, tôi phát hiện ra "chiến lược lai ghép văn hóa": các bạn trẻ thể hiện sự hiện đại ở môi trường chuyên nghiệp, nhưng khi về nhà với gia đình lại quay về với lối sống truyền thống. Từ nghiên cứu đó, tôi học được chiến lược cho chính mình: về bản chất, tôi là người Việt Nam, nhưng trong giao tiếp xã hội, tôi sẽ học cách giao tiếp và suy nghĩ như người bản xứ", anh Nguyên chia sẻ.

Các đại biểu tham gia diễn đàn lắng nghe chia sẻ của GS Nguyễn Nhật Nguyên
ẢNH: TUẤN MINH
Câu hỏi thứ hai: Tôi làm gì ở nơi này?

Các đại biểu tham dự diễn đàn, trong đó có Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng
ẢNH: TUẤN MINH
Câu hỏi thứ ba: Tôi phải làm thế nào?
Anh Nguyên cho biết, câu hỏi này xuất hiện khi anh bước vào môi trường làm việc tại Pháp. Một đồng nghiệp khuyên anh rằng để sống sót, anh nên "hành xử như một người châu Á", ngoan ngoãn, không phản kháng.
"Tôi đã nghe lời, nhưng chỉ một nửa. Tôi không phản kháng bằng lời nói, nhưng dùng các công trình khoa học và các buổi hội thảo để thể hiện tiếng nói của mình", anh bật mí.
"Toàn bộ hành trình đó giúp tôi nhận ra rằng tri thức không chỉ để hiểu biết. Nó là một công cụ để khẳng định một vị thế", anh nói.

Đại biểu tham gia Diễn đàn Trí thức trẻ Việt Nam toàn cầu lần thứ 6, năm 2025
ẢNH: PHAN LINH
"Nghĩa là, trong bất cứ hoàn cảnh nào, chúng ta cần giữ sự bình tĩnh để có thể đối phó với khủng hoảng. Hành trình của tôi là hành trình trả lời 3 câu hỏi đó, là sự lựa chọn để đóng góp cho cộng đồng học thuật, cho quê hương và để giúp người Việt Nam được hiểu đúng hơn trên trường quốc tế", anh chia sẻ.
Diễn đàn Trí thức trẻ Việt Nam toàn cầu lần thứ 6, với chủ đề "Trí thức trẻ Việt Nam toàn cầu góp sức cùng đất nước bước vào kỷ nguyên mới" được tổ chức từ ngày 19 - 21.7 tại Hà Nội.
Diễn đàn quy tụ hơn 200 trí thức trẻ người Việt trong nước và trên toàn thế giới, với 1 giáo sư, 31 phó giáo sư và trợ lý giáo sư, 150 tiến sĩ và 19 thạc sĩ/nghiên cứu sinh.