Nhiều công trình lớn của Khu liên hợp thể thao quốc gia Mỹ Đình vẫn nằm trên giấy

Khu liên hợp thể thao quốc gia Mỹ Đình được quy hoạch bao nhiêu hạng mục công trình?

Theo Quyết định số 1969/QĐ-UBND ngày 4.3.2013 của UBND TP.Hà Nội về quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2.000, Khu liên hợp thể thao quốc gia Mỹ Đình được phê duyệt quy hoạch xây dựng 13 công trình trên tổng diện tích đất 170,55 ha và Quyết định số 2248/QĐ-UBND ngày 19.5.2015 về phê duyệt quy hoạch chi tiết khu vực xây dựng đợt đầu tỷ lệ 1/500. 

Quy hoạch này bao gồm 6 hạng mục công trình chính: sân vận động trung tâm (sân Mỹ Đình), cung thể thao dưới nước, khu thể thao trong nhà, khu đua xe đạp lòng chảo, khu thi đấu quần vợt, và khu khách sạn, dịch vụ thể thao và trụ sở Ủy ban Olympic cùng các liên đoàn. 


Nhiều công trình lớn của Khu liên hợp thể thao quốc gia Mỹ Đình vẫn nằm trên giấy- Ảnh 1.

Cung thể thao dưới nước - một trong sáu hạng mục công trình của Khu liên hợp thể thao quốc gia Mỹ Đình

Ảnh: Trung Ninh

Nhiều công trình lớn của Khu liên hợp thể thao quốc gia Mỹ Đình vẫn nằm trên giấy- Ảnh 2.

Nhiều công trình lớn của Khu liên hợp thể thao quốc gia Mỹ Đình vẫn nằm trên giấy- Ảnh 3.

Sân Mỹ Đình

Ảnh: Độc Lập

Tuy nhiên, sau 10 năm, các công trình vẫn chưa được đầu tư xây dựng ngoài hai công trình chính là sân vận động trung tâm và cung thể thao dưới nước. Do vậy việc đồng bộ các công trình thể thao, hạ tầng của khu liên hợp còn gặp nhiều khó khăn trong công tác quản lý đất đai và đăng cai tổ chức các môn thi đấu của thể thao.

Sự chậm trễ và thiếu đồng bộ trong triển khai quy hoạch, mặc dù đã có các quyết định phê duyệt quy hoạch chi tiết từ nhiều năm trước (ví dụ Quyết định số 2248/QĐ-UBND năm 2015), nhưng việc triển khai xây dựng các hạng mục công trình diễn ra rất chậm chạp. Đến nay, sau nhiều năm, chỉ có một số ít công trình chính được xây dựng hoàn thiện, trong khi nhiều hạng mục khác vẫn nằm trên giấy hoặc chưa được đầu tư đúng mức. Sự thiếu đồng bộ này gây ảnh hưởng đến chức năng và hiệu quả hoạt động của toàn bộ khu liên hợp, đặc biệt trong việc tổ chức các sự kiện thể thao lớn mang tầm quốc tế.

Đề xuất được cấp vốn đầu tư công trung hạn

Để khai thác hiệu quả Khu liên hợp thể thao quốc gia Mỹ Đình và giải quyết những khó khăn hiện tại, cần có một chiến lược toàn diện và đồng bộ với nhiều giải pháp trên các lĩnh vực khác nhau.

Trong đó vai trò của Khu liên hợp thể thao quốc gia cần phải được nâng cao hơn. Tăng tần suất tổ chức sự kiện đẩy mạnh việc đăng cai các giải đấu thể thao trong nước, quốc tế và sự kiện nghệ thuật nhằm tối ưu hóa công suất sử dụng sân, đồng thời gia tăng nguồn thu tài chính. Tổ chức các sự kiện thể thao, văn hóa, đảm bảo cơ sở vật chất đạt tiêu chuẩn quốc tế. Đồng thời, xây dựng kế hoạch khai thác dài hạn để tận dụng tối đa công năng của sân Mỹ Đình.

Tổ chức các giải đấu thể thao quốc gia và quốc tế, tăng cường hợp tác với các tổ chức thể thao quốc tế để đưa nhiều sự kiện đến Việt Nam. Điều này giúp tối ưu công suất sử dụng mặt sân, tận dụng hiệu quả các thiết bị điền kinh, bơi lội đã được đầu tư cho SEA Games 31, tránh lãng phí.

Điều chuyển một số đội tuyển, vận động viên về tập huấn tại khu liên hợp nhằm tận dụng tối đa cơ sở vật chất hiện có, tăng hiệu quả sử dụng tài sản công và nâng cao chất lượng đào tạo vận động viên đỉnh cao.

Ngành thể thao sẽ sớm đề xuất Chính phủ ưu tiên bố trí vốn đầu tư công trung hạn để đầu tư đồng bộ các công trình còn thiếu theo quy hoạch tỷ lệ 1/500 đã được duyệt một số dự án như khu thể thao trong nhà; khu đua xe đạp lòng chảo; khu khách sạn, dịch vụ thể thao, văn phòng cho thuê; khu đào tạo VĐV golf quốc gia; khu lưu trú VĐV… nhằm đồng bộ các công trình tại Khu liên hợp thể thao quốc gia Mỹ Đình, đảm bảo thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao.

Thời tiết

Văn hóa

Giải trí

Thể thao