Nhiều lãnh đạo học thuật Mỹ cùng phản đối chính sách của ông Trump

Tuyên bố chung nói trên, với chữ ký của các hiệu trưởng từ Đại học Princeton, Đại học Brown, Đại học Hawaii và Cao đẳng cộng đồng bang Connecticut và các tổ chức giáo dục khác, chỉ trích điều mà họ cho là "sự can thiệp quá mức chưa từng có của chính phủ và sự can thiệp chính trị đang gây nguy hiểm cho giáo dục đại học của Mỹ", theo Reuters.

 - Ảnh 1.

Bà Bethany Schoenfeld, cựu sinh viên Đại học California, Berkeley, biểu tình phản đối chính quyền Tổng thống Donald Trump như một phần của Ngày hành động vì giáo dục đại học, tại thành phố Berkeley thuộc bang California (Mỹ) ngày 17.4

Ảnh: AP

"Chúng tôi cởi mở với cách thức mang tính xây dựng và không phản đối sự giám sát hợp pháp của chính phủ. Tuy nhiên, chúng tôi phải phản đối sự can thiệp không đúng mực của chính phủ vào cuộc sống của những người học tập, sinh sống và làm việc tại các trường của chúng tôi", tuyên bố chung viết.

Hiện chưa có thông tin về phản ứng của Nhà Trắng đối với tuyên bố chung nói trên. Đây là động thái phản đối mới nhất từ các nhà lãnh đạo giáo dục đại học Mỹ khi chính quyền Trump tìm cách tận dụng sức mạnh tài chính của mình để cải tổ học thuật, theo Reuters.

Harvard nắm ngân quỹ khổng lồ, có đáng lo nếu ông Trump cắt tài trợ?

Kể từ khi nhậm chức vào tháng 1, Tổng thống Trump đã nhắm tới những trường đại học hàng đầu của Mỹ, với lập luận những trường này đã xử lý sai các cuộc biểu tình ủng hộ người Palestine năm ngoái và cho phép chủ nghĩa bài Do Thái lan tràn trong khuôn viên trường.

Chính quyền Trump cũng nhắm vào các trường đại học vì các vấn đề khác như quyền của người chuyển giới và các chương trình đa dạng, công bằng và hòa nhập, và đã đe dọa sẽ cắt giảm tài trợ của liên bang vì những vấn đề này.

Đại học Columbia là mục tiêu ban đầu nhưng trong những tuần gần đây, chính quyền Trump đã tập trung vào Đại học Harvard. Tối 14.4, lực lượng chuyên trách chống chủ nghĩa bài Do Thái của chính quyền Trump đã công bố lệnh đóng băng 2,2 tỉ USD tiền tài trợ trong nhiều năm và các hợp đồng trị giá 60 triệu USD cho Đại học Harvard ngay sau khi hiệu trưởng Đại học Harvard Alan Garber từ chối các yêu cầu của chính quyền Trump, theo Đài ABC News.

Đến ngày 15.4, hơn 60 cựu hiệu trưởng trường đại học và cao đẳng đã ký một bức thư ngỏ nói rằng họ "ủng hộ mạnh mẽ" việc ông Garber từ chối các yêu cầu của chính quyền Trump, theo Reuters.

Thời tiết

Văn hóa

Giải trí

Thể thao