Sởi tấn công, gây tử vong ở người lớn

Bệnh viện Bạch Mai vừa ghi nhận ca bệnh sởi ở người lớn tử vong. Bệnh nhân là nam giới, có bệnh nền (phổi tắc nghẽn mãn tính và đái tháo đường).

Sởi tấn công người lớn gây tử vong , cảnh báo nguy hiểm từ bệnh sởi - Ảnh 1.

Bệnh nhân sởi cần hạn chế tiếp xúc ít nhất 4 ngày sau phát ban, đặc biệt với người suy giảm miễn dịch

ẢNH: THÙY DƯƠNG

Bệnh nhân nhập viện giữa tháng 3, khi đã có biến chứng phổi nặng. Trong thời gian tại bệnh viện, người bệnh đã được điều trị tích cực, lọc máu và chạy ECMO. Do biến chứng nặng, người bệnh không qua khỏi.

Bệnh sởi có thể gây biến chứng nguy hiểm ở người lớn

Theo Viện Y học nhiệt đới (Bệnh viện Bạch Mai), liên tục từ cuối năm 2024 đến nay, viện đã tiếp nhận những ca bệnh ở người lớn, nhiều trường hợp biến chứng nặng: viêm phổi, men gan tăng rất cao.

Các bệnh nhân sởi nhập viện ghi nhận tại một số địa phương như: Hà Nội, Nam Định, Thanh Hóa; bệnh nhân là phụ nữ mang thai, sinh viên, người cao tuổi, phổ biến 30 - 65 tuổi.

Đại diện Viện Y học nhiệt đới cho biết, sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính và nguy hiểm, lây qua đường hô hấp do virus họ paramyxoviridae gây nên. Thời gian gần đây, các bác sĩ tiếp nhận nhiều bệnh nhân người lớn mắc sởi nhập viện.

Virus sởi rất dễ lây theo đường không khí hoặc giọt bắn, đối tượng cảm thụ là trẻ em chưa được tiêm vắc xin hoặc người lớn khi lượng kháng thể trong máu suy giảm.

Sởi ở người lớn hay trẻ em đều có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như viêm não, viêm đường phổi, viêm kết mạc, viêm giác mạc, bội nhiễm gây viêm tai giữa, viêm ruột và các loại nhiễm trùng khác ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.

Không ít người lớn chủ quan cho rằng bệnh sởi chỉ có ở trẻ em, nên không đi khám và điều trị. Với phụ nữ có thai, bệnh sởi cũng có tác động xấu đến sức khỏe của mẹ và có ảnh hưởng tới thai nhi, đặc biệt trong 3 tháng đầu mang thai.

Bệnh sởi có các triệu chứng: sốt, phát ban, ho, mắt đỏ (viêm kết mạc mắt), sổ mũi (chảy nước mũi).

Thời tiết

Văn hóa

Giải trí

Thể thao