Phổ điểm thi tốt nghiệp THPT 2025: Điểm trung bình môn tiếng Anh là 5,38

Bộ GD-ĐT đang tổ chức hội nghị công bố phổ điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2025 trước khi công bố điểm thi tới thí sinh vào 8 giờ sáng ngày mai 16.7. Đây là cách làm hoàn toàn mới so với các năm trước khi phổ điểm và phân tích phổ điểm chỉ được công bố sau khi thí sinh đã biết điểm thi tất cả các môn.

Tại hội nghị, ông Phạm Ngọc Thưởng, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT, phát biểu: Lần đầu tiên Bộ GD-ĐT tổ chức công bố phổ điểm theo hình thức hội nghị với sự tham dự của đông đảo các cơ quan truyền thông.

Chuyên gia nói gì về phổ điểm thi tốt nghiệp THPT 2025 Bộ GD-ĐT vừa công bố?- Ảnh 1.

Lần đầu tiên, Bộ GD-ĐT tổ chức hội nghị công bố phổ điểm thi tốt nghiệp THPT trước khi công bố điểm thi

ảnh: Tuấn Minh


Phổ điểm của tất cả các môn kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 như sau:

Môn toán 

Chuyên gia nói gì về phổ điểm thi tốt nghiệp THPT 2025 Bộ GD-ĐT vừa công bố?- Ảnh 2.

ảnh: Bộ GD-ĐT

Môn ngữ văn

Chuyên gia nói gì về phổ điểm thi tốt nghiệp THPT 2025 Bộ GD-ĐT vừa công bố?- Ảnh 3.

ảnh: Bộ GD-ĐT

Môn tiếng Anh 

Chuyên gia nói gì về phổ điểm thi tốt nghiệp THPT 2025 Bộ GD-ĐT vừa công bố?- Ảnh 4.

ảnh: Bộ GD-ĐT

Các thông tin về phổ điểm môn tiếng Anh

Chuyên gia nói gì về phổ điểm thi tốt nghiệp THPT 2025 Bộ GD-ĐT vừa công bố?- Ảnh 5.

ảnh: Bộ GD-ĐT

Chuyên gia nói gì về phổ điểm thi tốt nghiệp THPT 2025 Bộ GD-ĐT vừa công bố?- Ảnh 6.

ảnh: Bộ GD-ĐT

Chuyên gia nói gì về phổ điểm thi tốt nghiệp THPT 2025 Bộ GD-ĐT vừa công bố?- Ảnh 7.

ảnh: Bộ GD-ĐT

Chuyên gia nói gì về phổ điểm thi tốt nghiệp THPT 2025 Bộ GD-ĐT vừa công bố?- Ảnh 8.

ảnh: Bộ GD-ĐT

 



Môn vật lý

Chuyên gia nói gì về phổ điểm thi tốt nghiệp THPT 2025 Bộ GD-ĐT vừa công bố?- Ảnh 9.

ảnh: Bộ GD-ĐT

Môn hóa học

Chuyên gia nói gì về phổ điểm thi tốt nghiệp THPT 2025 Bộ GD-ĐT vừa công bố?- Ảnh 10.

ảnh: Bộ GD-ĐT

môn sinh học 

Chuyên gia nói gì về phổ điểm thi tốt nghiệp THPT 2025 Bộ GD-ĐT vừa công bố?- Ảnh 11.

ảnh: Bộ GD-ĐT

Môn lịch sử 

Chuyên gia nói gì về phổ điểm thi tốt nghiệp THPT 2025 Bộ GD-ĐT vừa công bố?- Ảnh 12.

ảnh: Bộ GD-ĐT

Môn địa lý 

Chuyên gia nói gì về phổ điểm thi tốt nghiệp THPT 2025 Bộ GD-ĐT vừa công bố?- Ảnh 13.

ảnh: Bộ GD-ĐT

Môn kinh tế pháp luật 

Chuyên gia nói gì về phổ điểm thi tốt nghiệp THPT 2025 Bộ GD-ĐT vừa công bố?- Ảnh 14.

ảnh: Bộ GD-ĐT

Môn công nghệ công nghiệp 

Chuyên gia nói gì về phổ điểm thi tốt nghiệp THPT 2025 Bộ GD-ĐT vừa công bố?- Ảnh 15.

ảnh: Bộ GD-ĐT

Môn công nghệ nông nghiệp 

Chuyên gia nói gì về phổ điểm thi tốt nghiệp THPT 2025 Bộ GD-ĐT vừa công bố?- Ảnh 16.

ảnh: Bộ GD-ĐT

Theo Bộ GD-ĐT, việc phân tích kết quả thi của thí sinh để có cơ sở đánh giá về chất lượng của đề thi, kỳ thi, công tác dạy học trên phạm vi toàn quốc. Thực hiện phân tích điểm hiệu chỉnh giữa các môn thi để phục vụ công tác đánh giá kết quả thi của các môn thi.

Phổ điểm và phân tích phổ điểm năm nay được dư luận đặc biệt chờ đợi sau nhiều ý kiến cho rằng đề thi một số môn như toán, tiếng Anh trong kỳ thi tốt nghiệp THPT "quá khó". Trước các ý kiến này, Bộ GD-ĐT cho rằng có thể do nhiều nguyên nhân. Tuy nhiên, cần đợi khi có kết quả chấm thi mới có thể xác định rõ ràng được.

Chuyên gia nói gì về phổ điểm thi tốt nghiệp THPT 2025 vừa công bố?

Nhận xét của chuyên gia về phổ điểm thi tốt nghiệp THPT 2025

Về phân tích phổ điểm, chỉ có môn ngữ văn là môn tự luận, còn lại các môn là trắc nghiệm. Phân tích phổ điểm có đội ngũ chuyên gia độc lập trên cơ sở dữ liệu các sở GD-ĐT gửi về cho Bộ GD-ĐT.

7 chuyên gia là những giáo sư, tiến sĩ khoa học, đại diện lãnh đạo sở GD-ĐT, đại diện trường THPT nhận xét một cách khách quan trên cơ sở điểm thi, phổ điểm của Bộ GD-ĐT cung cấp. Bộ GD-ĐT cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời đến thí sinh và xã hội về kết quả kỳ thi đầu tiên đổi mới theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

GS Nguyễn Đình Đức, ĐH Quốc gia Hà Nội, cho rằng khi theo dõi phổ điểm năm nay, ông thực sự bất ngờ "vì đề thi được xây dựng tốt hơn tôi kỳ vọng". Với môn toán, môn học vốn được xem là "thước đo" năng lực tư duy của học sinh, phổ điểm đã thể hiện rõ tính phân hóa. Việc điểm trung bình thấp, theo GS Đức, không đồng nghĩa với thất bại, mà cho thấy đề thi đã yêu cầu học sinh phải vận dụng tư duy và hiểu bản chất thay vì chỉ học thuộc. Đặc biệt, đề thi không dễ dãi, cũng không đánh đố, mà phân loại học sinh rõ rệt – đó là điểm rất đáng ghi nhận.

Ở môn Ngữ văn, theo GS Đức, tuy là môn tự luận với đổi mới cách ra đề, không có ngữ liệu quen thuộc trong sách giáo khoa, nhưng năm nay phổ điểm vẫn cao, cho thấy hướng ra đề đã phù hợp với trình độ học sinh phổ thông. Điều này cho thấy học sinh đã thích ứng tốt với yêu cầu mới.

Riêng với môn tiếng Anh, GS Đức nói "năm nay phổ điểm có chuyển biến tích cực". Dù vẫn còn khoảng cách giữa các địa phương, nhưng sự xuất hiện của các tỉnh miền núi như Điện Biên trong nhóm dẫn đầu về điểm trung bình cho thấy hiệu quả đầu tư cho giáo dục vùng khó khăn đang phát huy tác dụng. "Dĩ nhiên, chất lượng dạy học tiếng Anh vẫn phụ thuộc nhiều vào giáo viên và điều kiện học tập, nhưng tôi tin với lộ trình đổi mới, chúng ta sẽ tiếp tục cải thiện mạnh mẽ hơn trong những năm tới", GS Đức nêu quan điểm.

Về môn hóa, sinh, GS Đức nhận định có tỷ lệ điểm thấp hơn, nhưng điều đó không quá bất thường, bởi số lượng thí sinh chọn các môn này để xét tuyển tổ hợp cũng giảm mạnh. Điều này phản ánh xu hướng lựa chọn tổ hợp thi của học sinh đang dần thực tế và định hướng rõ ràng hơn.

Chuyên gia nói gì về phổ điểm thi tốt nghiệp THPT 2025 Bộ GD-ĐT vừa công bố?- Ảnh 17.

GS Nguyễn Đình Đức, ĐH Quốc gia Hà Nội

ảnh: Tuấn Minh


Cô Nguyễn Bội Quỳnh, Hiệu trưởng Trường THPT Việt Đức (Hà Nội), ghi nhận một chuyển biến rất tích cực: học sinh năm nay được học và thi các môn mình lựa chọn, đúng sở trường. Điều này giúp các em học tập hiệu quả hơn, tâm lý ổn định hơn và kết quả thi phản ánh đúng năng lực. "Khi chương trình mới được triển khai, chúng tôi từng rất lo lắng về tính khả thi. Nhưng sau 3 năm, đặc biệt qua kỳ thi năm nay, tôi thấy rõ ràng học sinh đã trưởng thành hơn về nhận thức và có định hướng nghề nghiệp rõ ràng hơn", cô Quỳnh nhận xét.

"Việc đổi mới đề thi, đặc biệt ở môn toán và tiếng Anh, đòi hỏi giáo viên cũng phải đổi mới phương pháp giảng dạy, học sinh phải thay đổi cách thức thức học không phải là lớp 12 mà ngay từ lớp 10. Không thể chỉ dạy mẹo làm bài, học thuộc mẫu, mà phải giúp học sinh hiểu và vận dụng kiến thức. Đây là quá trình khó khăn nhưng bắt buộc phải thực hiện để không chỉ đáp ứng yêu cầu của kỳ thi mà quan trọng hơn là đáp ứng đòi hỏi của cuộc sống", cô Bội Quỳnh nhấn mạnh.

Chuyên gia nói gì về phổ điểm thi tốt nghiệp THPT 2025 Bộ GD-ĐT vừa công bố?- Ảnh 18.

Cô Nguyễn Bội Quỳnh, Hiệu trưởng Trường THPT Việt Đức (Hà Nội)

ảnh: Tuấn Minh

Ông Thái Văn Thành, Giám đốc Sở GD-ĐT Nghệ An, một trong những địa phương có điểm thi tốt nghiệp THPT cao nhất năm nay, vui mừng phát biểu: "Kết quả thi năm nay là thước đo phản ánh chân thực chất lượng dạy học sau 3 năm triển khai chương trình mới. Phổ điểm môn toán cho thấy mức độ phân hóa rõ, điểm trung bình không cao nhưng hợp lý trong bối cảnh thay đổi cách ra đề. Quan trọng hơn, không còn chuyện 'đánh bừa' mà vẫn đạt điểm cao như trước. Đề thi năm nay buộc học sinh phải tư duy, phải hiểu mới làm được. Điều đó cho thấy kỳ thi đã dần tiệm cận chuẩn đánh giá năng lực quốc tế".

Về phổ điểm tiếng Anh, mặc dù vẫn còn sự phân hóa vùng miền, nhưng ông Thái Văn Thành đánh giá cao việc một số tỉnh miền núi vươn lên, như Điện Biên. Điều này không ngẫu nhiên mà có, mà là kết quả của đầu tư bài bản và phương pháp dạy học mới được triển khai hiệu quả. "Nhìn chung, kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 đã hoàn thành tốt sứ mệnh đánh giá học sinh theo hướng toàn diện và thực chất hơn", ông Thành nói.

Chuyên gia nói gì về phổ điểm thi tốt nghiệp THPT 2025 Bộ GD-ĐT vừa công bố?- Ảnh 19.

Ông Thái Văn Thành, Giám đốc Sở GD-ĐT Nghệ An

ảnh: Tuấn Minh

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT: "Đề thi chuyển trọng tâm sang đánh giá năng lực"

Ông Phạm Ngọc Thưởng, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT, Trưởng Ban chỉ đạo cấp quốc gia kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025, cho rằng kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay đã thực hiện đầy đủ 3 mục tiêu quan trọng: xét tốt nghiệp, cung cấp dữ liệu đánh giá chất lượng dạy học ở phổ thông, và là căn cứ cho chính sách giáo dục. Phân tích phổ điểm năm nay không chỉ mang tính lý thuyết mà còn phản ánh thực tiễn vận hành kỳ thi, từ khâu ra đề đến tổ chức thi, tuyển sinh.

Chuyên gia nói gì về phổ điểm thi tốt nghiệp THPT 2025 Bộ GD-ĐT vừa công bố?- Ảnh 20.

Ông Phạm Ngọc Thưởng, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT

ảnh: Tuấn Minh

Theo ông Thưởng, không còn đơn thuần kiểm tra kiến thức, đề thi của kỳ thi vừa qua đã chuyển trọng tâm sang đánh giá năng lực. Học sinh được lựa chọn môn thi theo sở trường – một bước tiến trong định hướng nghề nghiệp cá nhân. Lần đầu tiên, môn tin học và tiếng Anh được đưa vào chọn lựa, thể hiện rõ nguyên lý "không ai bị bỏ lại phía sau." Thậm chí, có môn có tỉnh chỉ có 1 thí sinh đăng ký dự thi nhưng vẫn được tạo điều kiện tối đa để em đó dự thi. Chính sự linh hoạt đó đã giúp học sinh phát huy tối đa năng lực cá nhân, đồng thời đặt ra thách thức mới cho giáo viên trong công tác giảng dạy.

Ông Thưởng cho rằng phổ điểm năm nay được đánh giá có độ tin cậy cao, đủ sức làm căn cứ tuyển sinh đại học. Các tỉnh vùng khó như Gia Lai, An Giang có học sinh đạt điểm cao ở môn tin học, phản ánh tác động tích cực từ các chính sách liên quan đến dạy học, thi cử…

Thời tiết

Văn hóa

Giải trí

Thể thao