Tại sao mứt gừng Huế cay hơn những nơi khác?

Gừng Huế nổi tiếng từ xưa đến nay bởi đặc tính thơm, cay hơn gừng các vùng khác. Đặc biệt phải là củ gừng Tuần - vùng đất đồi pha sỏi phía tây bắc thành phố Huế. Thế nên, trong những con hẻm nhỏ trên các tuyến đường khu vực Tuần, ven sông Hương, Minh Mạng...  không quá khó để gặp cảnh người dân mang cả chảo, bếp, vòi nước, bàn xắt... ra tận ngoài đường để làm mứt gừng bán tết.

Theo những lò làm mứt gừng ở Huế, nguyên liệu làm món mứt gừng Huế phải dùng củ gừng được trồng trên vùng đất ở ngã ba Tuần nơi hai nhánh tả ngạn và hữu ngạn của dòng sông Hương gặp nhau mới có vị cay nồng, dậy hương thơm khác những nơi khác.

Tại sao mứt gừng Huế cay hơn những nơi khác?- Ảnh 1.

Khác với những củ gừng to tròn được trồng trên các vùng đất đỏ bazan màu mỡ ở Tây nguyên, miền Tây Nam bộ, củ gừng Huế nhỏ hơn. Tuy vậy, gừng để làm mứt luôn được lựa chọn rất công phu. Nếu gừng quá non mứt sẽ không có độ săn, gừng già thì nhiều xơ, vị cay nồng làm món mứt kém hấp dẫn. Ngoài ra, nên chọn những củ gừng to, để thái lát được đẹp mắt hơn. Khi cạo vỏ, phải khéo léo giữ được nguyên miếng, để lát mứt gừng không bị vụn

ẢNH: HOÀNG HY

Tại sao mứt gừng Huế cay hơn những nơi khác?- Ảnh 2.

Gừng bào lát xong, rửa sạch, luộc sơ qua để bớt độ cay. Nhiều tiệm tạp hóa ven đường cũng tranh thủ làm mứt gừng bán 3 ngày tết

ẢNH: HOÀNG HY

Tại sao mứt gừng Huế cay hơn những nơi khác?- Ảnh 3.

Luộc xong, vớt ra rổ bỏ thật ráo nước, rồi cho gừng vào chảo trộn với đường cát theo tỷ lệ gừng (đã gọt vỏ) và đường là 1:1. Nếu lượng đường không đủ sẽ không kết với lát gừng, món mứt gừng sẽ không thành công

ẢNH: HOÀNG HY

Tại sao mứt gừng Huế cay hơn những nơi khác?- Ảnh 4.

Tại lò mứt gừng mệ Lan trên đường Minh Mạng, người làm mứt gừng cho biết, trong quá trình làm mứt, đừng để lửa quá lớn, đường nhanh khô trong khi nước chưa kịp bốc hơi, món mứt gừng sẽ thất bại khi vừa bị cháy lại vừa ướt

ẢNH: HOÀNG HY

Tại sao mứt gừng Huế cay hơn những nơi khác?- Ảnh 5.

Những chảo mứt gừng vừa khô tới, mùi thơm của đường, gừng bay lên ngào ngạt

ẢNH: HOÀNG HY

Tại sao mứt gừng Huế cay hơn những nơi khác?- Ảnh 6.

Giai đoạn này, lửa bếp đã tắt, nhưng người làm mứt phải liên tục đảo để chảo mứt gừng khô đều, các lát mứt không bị dính vào nhau và khô vừa tới. Giai đoạn này cũng rất quan trọng cho sự thành công hay thất bại của một mẻ mứt gừng

ẢNH: HOÀNG HY

Tại sao mứt gừng Huế cay hơn những nơi khác?- Ảnh 7.

Xong, mứt được đổ ra giấy để nguội đóng bao bì mang đi bán. Mứt gừng Huế thường lát không to, vừa đường, được ngâm làm trắng bằng chanh và hoàn toàn không có phẩm màu. Cho vào hũ thủy tinh, đặt ở nơi khô ráo hoặc ở ngăn mát tủ lạnh, sản phẩm có thể giữ được 5 - 6 tháng. Không những có vị ấm, mứt gừng còn có tác dụng đốt cháy bớt lượng mỡ thừa trong cơ thể. Trong cái se lạnh của mùa tết, nhâm nhi lát mứt gừng Huế, uống tách trà nóng ấm, để cảm nhận sự thi vị, ấm áp, thong dong trong những ngày Xuân Ất Tỵ đang đến rất gần

ẢNH: HOÀNG HY




Thời tiết

Văn hóa

Giải trí

Thể thao